
Hợp đồng quyền chọn là gì? Cách thức hoạt động như thế nào
Nội dung chính
Hợp đồng quyền chọn được xem là một trong những công cụ phái sinh mang tính chất phức tạp cao trên thị trường hàng hóa. Để có thể nắm bắt và sử dụng các quyền trong hợp đồng, đòi hỏi nhà đầu tư phải có một số hiểu biết nhất định trên thị trường hàng hóa. Bài viết sau sẽ giúp các nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan hơn về hợp đồng quyền chọn trên thị trường hàng hóa phái sinh.
I. Hợp đồng quyền chọn là gì?
Khi tham gia vào hợp đồng quyền chọn, người mua và người bán thỏa thuận một cam kết giao dịch về một tài sản cố định với mức giá xác định trong tương lai, mà ở đó người mua có quyền giao dịch hoặc từ chối bằng việc trả một khoản phí nhất định
Ví dụ về cách thức hoạt động của hợp đồng quyền chọn:
Vào ngày 24/02/2022, anh A mua từ anh B một hợp đồng quyền chọn 20.000 tấn lúa với giá là 100.000 đồng/tấn, trong thời hạn là 6 tháng. Theo đó:
- Anh B là người bán hợp đồng quyền chọn, anh A là người mua quyền chọn
- Tài sản cơ sở lúc này là 20.000 tấn lúa
- Giá thực hiện là 100.000 đồng/tấn lúa
- Ngày đáo hạn cho loại hàng hóa này là 24/08/2022.
- Phí thực hiện hợp đồng: 300.000 đồng
Giả sử đến ngày đáo hạn quyền chọn, sẽ có hai khả năng xảy ra đối với giá lúa:
- Giá thị trường của lúa lúc này là 70.000 đồng/tấn lúa
- Giá thị trường của lúa lúc này là 120.000 đồng/tấn lúa
Trường hợp 1: Nếu giá lúa gạo trên thị trường lúc này là 70.000 đồng/tấn, việc mua lúa theo giá thực hiện là 100.000/tấn lúa, sẽ khiến cho người mua phải bỏ thêm ra 40.000 đồng/tấn. Lúc này NĐT sẽ cho hai lựa chọn
- Thứ nhất: Không thực hiện quyền chọn và phải chấp nhận việc mất 300.000 đồng cho quyền chọn
- Thứ hai: Mua lúa thấp hơn mức giá thực hiện, hy vọng giá lúa trong tương lai sẽ tăng trưởng và thực hiện bán lại trên thị trường.
Trường hợp 2: Giá lúa của thị trường lúc này là 120.000 đồng/tấn, NĐT sẽ thực hiện quyền chọn mua để lúa với mức giá 100.000 đồng/tấn, và sau đó bán ngay trên thị trường với mức giá 120.000 đồng/tấn và lợi nhuận ngay số tiền chênh lệch là 20.000 đồng/tấn (20.000×20.000=400.000.000 đồng).
Lợi nhuận mà NĐT nhận được = 400.000.000-300.000 (phí quyền chọn mua)-phí giao dịch (nếu có).
II. Cách thức hoạt động của hợp đồng quyền chọn
Trên thị trường hiện nay tồn tại hai loại quyền chọn cơ bản là quyền chọn mua và quyền chọn bán, tùy thuộc vào tình hình thị trường và NĐT sẽ có những quyết định từng loại quyền chọn phù hợp.
Nhà đầu tư thường sẽ thực hiện quyền chọn mua, nếu như họ dự cảm được hàng hóa hoặc một tài sản nào đó đang trên đà tăng trưởng và thực hiện quyền chọn bán khi dự đoán giá trị tài sản có xu hướng giảm sâu.
Đồng thời, NĐT cũng có thể kết hợp cả hai quyền chọn mua và bán để gia tăng lợi nhuận nhưng vẫn đảm bảo mức an toàn. Nhưng thông thường để thực hiện sự kết hợp này đòi hỏi, nhà đầu tư phải có những dự báo chính xác về sự biến động trên thị trường.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Hợp đồng tương lai.
- Hợp đồng kỳ hạn.
- Hợp đồng hoán đổi.
- So sánh giữa hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn.
III. Những thành phần trong quyền chọn
Theo đó, để thực hiện được quyền chọn mua và bán nhà đầu tư cần nắm rõ những thành phần chính của hợp đồng quyền chọn:
Loại tài sản cơ sở: đây là tài sản được giao dịch bởi cả hai bên mua và bán chúng có thể là cổ phiếu, hàng hóa hoặc tài sản cố định…
Quy mô quyền chọn: là khối lượng, giá trị của tài sản được thực hiện bởi các bên trong thời gian tương lai với hợp đồng quyền chọn.
Giá thực hiện: được xem là mức giá được ký kết ngay từ thời điểm ký kết hợp đồng và có hiệu lực cho đến ngày người mua thanh toán cho người bán, bất kể lúc đó giá cả thị trường có tăng hay giảm.
Thời gian đáo hạn: là khoảng thời gian từ khi ký kết hợp đồng quyền chọn cho đến ngày thực hiện quyền chọn (ngày đáo hạn). Sau ngày đáo hạn, hợp đồng quyền chọn sẽ không còn hiệu lực.
Phí thực hiện hợp đồng: là giá của hợp đồng quyền chọn, phí mà nhà đầu tư phải bỏ ra để thực hiện việc chọn quyền. Mức phí này sẽ biến động theo thời gian và tùy thuộc vào từng loại hợp đồng mà nhà đầu tư ký kết.
Phương thức thanh toán: Tùy thuộc vào thỏa thuận của cả hai bên mà khi thực hiện quyền chọn là thanh toán bằng tiền mặt hoặc tài sản.
Hơn hết, người mua có thể thực hiện quyền chọn mua hoặc bán để có thể gia tăng lợi nhuận. Nhưng người bán bắt buộc phải thực hiện vị thế bán và bàn giao tài sản, nếu người mua quyết định thực hiện thực hiện quyền chọn mua theo hợp đồng.
Song, nếu như người mua hợp đồng thực hiện quyền chọn bán, thì người bán phải thực hiện việc mua tài sản cơ sở từ người đã mua hợp đồng, dù cho mức giá cơ sở trên thị trường có tăng hay giảm. Từ đó, chúng ta thấy được người bán hợp đồng sẽ chịu nhiều rủi ro hơn người mua về cả quyền chọn mua và bán.
IV. Các kiểu quyền chọn
Chủ yếu các nhà đầu tư trên thị trường thực hiện hai kiểu quyền chọn chính là Quyền chọn kiểu châu Âu (thực hiện quyền chọn vào ngày đáo hạn), Quyền chọn kiểu Mỹ (thực hiện quyền chọn vào bất kỳ thời điểm nào)
Ngoài ra, thị trường còn tồn tại các kiểu quyền chọn khác như: Quyền chọn châu Á, Quyền chọn rào cản, Quyền chọn tiêu chuẩn, Quyền chọn kép, Quyền chọn kỳ cục. Mỗi kiểu quyền chọn sẽ có một đặc tính riêng phù hợp với từng chiến lược của các nhà đầu tư. Sau đây Saigon Futures xin giới thiệu qua hai kiểu quyền chọn mà các chuyên gia thường hay nhắc đến là Quyền chọn kép và Quyền chọn tiêu chuẩn.
Quyền chọn kép (Binary Option): nếu giá trị tài sản thỏa thuận từ ban đầu thỏa mãn điều kiện đã được định ra từ trước từ lúc ký kết hợp đồng, thì người năm giữ quyền chọn sẽ thực hiện thanh toán giá trị nhận được từ hợp đồng, nếu không thì chẳng có gì cả.
Quyền chọn rào cản: là loại quyền chọn mà giá trị khi đáo hạn của chúng phụ thuộc vào giá của tải sản khi chạm đến một mức nào đó trên thị trường hay còn gọi là mức chặn, trong một khoảng thời gian xác định trong tương lai.
V. Ưu và nhược điểm của hợp đồng quyền chọn
1. Ưu điểm
- Người thực hiện quyền chọn mua có thể mua tài sản với mức giá thấp hơn giá thị trường, gia tăng lợi nhuận dựa vào sự chênh lệch giá
- Người bán quyền chọn nhận được phí quyền chọn từ người mua để viết quyền chọn
2. Nhược điểm
- Khi mức giá tài sản trên thị trường giảm, người bán quyền chọn buộc phải mua tài sản với mức giá thực hiện cao hơn giá thị trường.
- Người mua quyền chọn phải trả phí cho người viết quyền chọn.
Để có thể hiểu hơn về hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai, NĐT có thể liên hệ trực tiếp đến SaigonFutures, thành viên kinh doanh xuất sắc trực thuộc Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam. Chúc quý nhà đầu tư sức khỏe và luôn thành công trong cuộc sống.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN GIAO DỊCH PHÁI SINH HÀNG HÓA MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA
- Hotline: 0286 686 0068
- Email: cskh@saigonfutures.com
- Website: www.saigonfutures.com
- Fanpage: Saigon Futures Inc.
- Youtube: Saigon Futures
- LinkedIn: Saigon Futures_Commodity Trading Firm