
Hợp đồng kỳ hạn? Đặc điểm và ưu nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn
Nội dung chính
Hợp đồng kỳ hạn là một công cụ được dùng cho giao dịch phái sinh. Tuy nhiên tại Việt Nam công cụ “phái sinh” này chưa thật sự phổ biến và được giao dịch rộng rãi dù đã có lịch sử khá lâu đời trên thị trường quốc tế, nhưng những năm gần đây thị trường phái sinh hàng hóa đang được đánh giá là một thị trường có tiềm năng phát triển vô cùng mạnh mẽ. Bài viết dưới đây mà SaigonFutures mang đến sẽ là một số khái niệm và đặc điểm về hợp đồng kỳ hạn mà các nhà đầu tư nên biết. Liệu đây có phải là một sản phẩm tiềm năng cần thêm vào danh mục của các nhà đầu tư?
I. Khái niệm, định nghĩa của hợp đồng kỳ hạn
Hợp đồng kỳ hạn (Forward Contract) là một hợp đồng giao sau thỏa thuận giữa hai bên về việc mua hoặc bán một loại tài sản cơ sở nào đó trong tương lai. Ngược lại với hợp đồng giao ngay (Spot Contract) với việc tài sản mua/bán trong hợp đồng phải được giao trong vòng 2 ngày tính tại thời điểm kí kết (T+2).
Với đặc điểm có thời gian giao nhận hàng hóa xa, hợp đồng kỳ hạn thường được dùng để giảm thiểu rủi ro trong việc biến động giá cả trong tương lại (Hedging) của mặt hàng giao dịch. Nhưng hơn thế nữa, hợp đồng kỳ hạn còn có thể được dùng như một công cụ để đầu cơ giá cả trong tương lai nhờ sự chênh lệch giá cả giữa giá kỳ hạn và giá giao ngay. Tại thời điểm giao hàng nếu giá kỳ hạn cao hơn khoản chênh lệch này sẽ được gọi là khoản thặng dư (Forward Premium) và ngược lại khi giá kỳ hạn thấp hơn sẽ là khoản chiết khấu (Forward Discount).
Hợp đồng kỳ hạn còn có thể được định nghĩa là một loại chứng khoán phái sinh. Trong đó, các giao dịch sẽ được người mua và người bán giao dịch tại một thời điểm đã được xác định cụ thể trong tương lai (Forward Date) nhưng với mức giá của đã được thỏa thuận tại thời điểm hiện tại (Forward Price).
Ví dụ về hợp đồng ký hạn:
Vào ngày 01/02/2022 ông A và ông B ký một hợp đồng ngô kỳ hạn 3 tháng, ông A mua 100 tấn ngô từ ông B với mức giá là 20,000 VND/ký ngô. Có nghĩa là:
- Tài sản cơ sở là ngô
- Ngày đáo hạn là ngày 01/05/2022
- Kỳ hạn hợp đồng ở đây là 3 tháng
- Giá kỳ hạn là 20,000 VND/kg
II. Một hợp đồng kỳ hạn sẽ bao gồm các đặc điểm
- Tài sản cơ sở của hợp đồng kỳ hạn bao gồm: hàng hóa (nông sản, năng lượng, kim loại,…), ngoại tệ, công cụ tài chính (cổ phiếu, trái phiếu,…). Tùy vào mục đích giao dịch mà các nhà đầu tư sẽ lựa chọn các tài sản cơ sở thích hợp. Tài sản cơ sở của hợp đồng kỳ hạn không cần phải chuẩn hóa về khối lượng, chất lượng hay giá trị.
- Tại thời điểm kí kết hợp đồng hai bên người mua và người bán sẽ không cần có nghĩa vụ thực hiện việc thanh toán hay giao dịch tài sản cơ sở mà nghĩa vụ và hoạt động này sẽ phải bắt buộc thực hiện vào ngày đáo hạn.
- Do không có sự can thiệp từ bên thứ 3 nên giao dịch hợp đồng kỳ hạn sẽ không phải niêm yết trên một sàn tập trung và chỉ được giao dịch trên thị trường OTC (Thị trường phi tập trung – Over the counter market).
- Hợp đồng kỳ hạn phải được kí kết và thoả thuận trực tiếp từ hai phía mà không qua bất cứ trung gian nào.
- Hợp đồng kỳ hạn sẽ không thực hiện kí quỹ.
- Tính thanh khoản thấp sẽ dẫn đến rủi ro cao.
- Bằng cách mở một vị thế ngược với một hợp đồng ký hạn mới tương tự thì người tham gia hợp đồng có thể đóng vị thế.
- Kỳ hạn hợp đồng là khoảng thời gian từ ngày ký hợp đồng đến ngày đáo hạn.
- Giá kỳ hạn là một mức giá được ấn định trước và thanh toán trong ngày giao nhận hàng hóa, dù giá thị trường có đang thấp hay cao hơn.
Nhà đầu tư không cần thanh toán vào ngày ký hợp đồng kỳ hạn
III. Giá trị của hợp đồng kỳ hạn.
Giá trị của hợp đồng kỳ hạn hay mức lãi/lỗ của các bên tham gia hợp đồng. Ở đây do giá thỏa thuận chỉ có một, nên khi giao dịch sẽ có một bên chịu lỗ và một bên có lãi. Cách tính quy ước như sau:
– Gọi S(t) là giá giao ngay của hàng hóa khi tới ngày đáo hạn. K là giá kỳ hạn được ấn định trên hợp đồng. Từ đó ta có:
- Giá trị mà người mua nhận được cho một đơn vị tài sản cơ sở khi kết thúc hợp đồng: S(t) – K
- Giá trị mà người bán nhận được cho một đơn vị tài sản cơ sở khi kết thúc hợp đồng: K – S(t)
– Nếu S(t) > K thì người mua có lãi, người bán lỗ
– Nếu S(t) < K thì người bán có lãi, người mua lỗ
Quay lại với ví dụ ở mục trên, nếu vào ngày đáo hạn là 01/05/2022, giá ngô trên thị trường là 16,000 VND/kg, nhưng ông A vẫn phải mua từ ông B 100 tấn ngô theo giá thỏa thuận trên hợp đồng kỳ hạn là 20,000 VND/kg. Khi đó, ông A sẽ lỗ 4,000 VND/kg ngô so với giá thị trường, ngược lại, ông B sẽ lãi được 4,000 VND/kg ngô khi bán cho ông A so với giá thị trường.
IV. So sánh hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn
Từ những đặc điểm trên, ta có thể thấy hợp đồng kỳ hạn có nhiều điểm khác biệt so với hợp đồng tương lai. Mặc dù cả 2 đều là một sản phẩm trên thị trường phái sinh, hợp đồng thỏa thuận giao nhận hàng hóa tại 1 thời điểm trong tương lai. Nhưng cũng có nhiều điểm khác biệt cụ thể như:
Hợp đồng kỳ hạn | Hợp đồng tương lai | |
Định nghĩa |
|
|
Giao dịch và niêm yết |
|
|
Chuẩn hóa hợp đồng |
|
|
Thời điểm thanh toán |
|
|
Tính thanh khoản |
|
|
Bù trừ và ký quỹ |
|
|
Tìm hiểu thêm các loại hợp đồng khác:
- Hợp đồng tương lai.
- Hợp đồng hoán đổi.
- Hợp đồng quyền chọn.
- So sánh giữa hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn.
V. Ưu nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn
Ưu điểm
Tương tự với hợp đồng tương lai, đối với doanh nghiệp, hợp đồng kỳ hạn được xem là một công cụ phòng ngừa rủi ro, dùng để cố định một khoản chi phí theo với mức giá xác định trước mà không cần bận tâm đến các biến động giá trong thời gian tới.
Do hợp đồng kỳ hạn không chuẩn hóa, nên các thông số về thời gian, khối lượng, giá cả thường linh hoạt tùy theo thỏa thuận mua bán giữa 2 bên tham gia. Các chỉ số này hoàn toàn có thể thay đổi tùy theo thời điểm thỏa thuận giữa 2 bên mua và bán.
Không có sự tham gia từ các bên thứ 3, giao dịch hợp đồng kỳ hạn sẽ không phải tiêu tốn một số vốn phát sinh như phí giao dịch, phí cho các bên tham gia,….
Nhược điểm
Do tính thanh khoản thấp nên hợp đồng kỳ hạn có mức rủi ro khá cao. Bên cạnh đó, việc chỉ có 2 bên tham gia cũng là một hạn chế lớn nếu có 1 trong 2 bên không có khả năng thực hiện hợp đồng khi tới kỳ đáo hạn.
VI. Ứng dụng hợp đồng kỳ hạn
Như đã nói bên trên, hợp đồng kỳ hạn là một công cụ phòng ngừa rủi ro được nhiều doanh nghiệp ứng dụng. Mặc dù những hạn chế bên trên, hợp đồng này vẫn thường được các doanh nghiệp sử dụng nhằm:
- Phòng tránh giá hàng hóa giảm trong tương lai
- Cố định một khoản thu nhập hoặc chi phí có thể chấp nhận được trong tương lai mà không quan tâm đến biến động giá.
Ví dụ: Ông A và ông B thỏa thuận 1 hợp đồng cafe kỳ hạn 3 tháng, ông A mua 10 tấn cafe từ ông B với giá $1000/tấn, mức giá hiện tại của thị trường là 1500$/tấn. Đến ngày giao nhận hàng, giá cafe trên thị trường chỉ còn $900/tấn, chứng tỏ ông A đã mua với giá cao hơn giá thị trường là $100/tấn, ông B bán với giá cao hơn giá thị trường $100/tấn. Nhưng 2 bên đều phòng hộ rủi ro, khóa lợi nhuận và chống biến động giá hiệu quả khi thị trường lên xuống thất thường.
VII. Giao dịch hợp đồng kỳ hạn
Giao dịch hợp đồng kỳ hạn ngoại hối khá phổ biến tại Việt Nam
Hiện nay, tại Việt Nam chỉ có hợp đồng kỳ hạn ngoại hối là phổ biến nhất, các đối tượng tham gia thường bao gồm công ty xuất nhập khẩu, ngân hàng thương tín, các tổ chức tài chính với mục đích là phòng ngừa rủi ro về tỷ giá.
Ở đây tài sản cơ sở chính là ngoại tệ và giá kỳ hạn chính là tỷ giá giữa 2 đồng tiền. Tỷ giá được áp dụng vào ngày đáo hạn hợp đồng được gọi là tỷ giá kỳ hạn.
Tương tự như các hợp đồng kỳ hạn khác, giá kỳ hạn của hợp đồng kỳ hạn ngoại hối cũng dựa trên thỏa thuận của đôi bên. Tuy nhiên, tỷ giá thỏa thuận vẫn phải nằm trong giới hạn của tỷ giá kỳ hạn hiện hành của Ngân hàng nhà nước tại thời điểm ký kết hợp đồng.
Mức chênh lệch khi thay đổi tỷ giá cũng là mức phí mà các doanh nghiệp phải chịu. Hợp đồng kỳ hạn ngoại hối thường được sử dụng nhằm phòng ngừa sự chênh lệch tỷ giá hối đoái, phòng ngừa khi tỷ giá gia tăng trong tương lai.
Ngoài ra, thị trường tài chính Việt Nam vẫn chưa đưa hợp đồng kỳ hạn vào giao dịch chính thức trên thị trường hàng hóa hay thị trường chứng khoán do rủi ro của hợp đồng này mang lại.
Mong rằng với những kiến thức trên cũng giúp nhà đầu tư phần nào hiểu hơn về công cụ tài chính trên, từ đó có thêm sự chọn lựa của bản thân trong danh mục đầu tư. SaigonFutures kính chúc nhà đầu tư có nhiều sức khỏe và kiến thức để có thể thành công trong mọi thị trường.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN GIAO DỊCH PHÁI SINH HÀNG HÓA MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA
CÔNG TY CỔ PHẦN SAIGON FUTURES
- Hotline: 0286 686 0068
- Email: cskh@saigonfutures.com
- Website: www.saigonfutures.com
- Fanpage: Saigon Futures Inc.
- Youtube: Saigon Futures
- LinkedIn: Saigon Futures_Commodity Trading Firm