
Top 4 sàn giao dịch hàng hóa lớn trên thế giới
Nội dung chính
Sàn giao dịch hàng hóa là nơi mà các tổ chức, cá nhân giao dịch các hợp đồng tương lai hàng hóa bao gồm 04 nhóm hàng: nông sản, kim loại, nguyên liệu công nghiệp và năng lượng.
Tùy theo loại hàng hóa mà các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có thể lựa chọn sàn giao dịch phù hợp. Hiện nay trên thế giới có nhiều sàn giao dịch hàng hóa uy tín và lâu đời như CBOT, NYMEX, ICE US, ICE EU, COMEX, ….. Cùng Saigon Futures tham khảo bài viết sau để có thể tổng hợp các sàn giao dịch hàng hóa uy tín trên thế giới và được nhiều doanh nghiệp lớn tin tưởng giao dịch.
I. Các sàn giao dịch hàng hóa lớn trên thế giới
1. Sàn giao dịch CBOT
CBOT là sàn giao dịch hàng hóa Chicago (The Chicago Board of Trade), được thành lập vào năm 1848. Đây là sàn giao dịch hàng hóa đầu tiên thành lập và mở đầu cho sự phát triển của thị trường giao dịch hàng hóa trên thế giới.
Các sản phẩm đầu tiên được giao dịch tại sàn CBOT là những mặt hàng thuộc nhóm hàng hóa nông sản, bao gồm Lúa mì, Ngô, Đậu tương, Khô đậu tương và Dầu đậu tương.
Theo thời gian, với sự phát triển của nền kinh tế và nhu cầu giao dịch của con người nâng cao, tại sàn giao dịch hàng hóa CBOT còn giao dịch một số nhóm hàng hóa khác: sản phẩm tài chính như trái phiếu kho bạc, năng lượng và cả kim loại quý.
Vào năm 2007, CBOT cùng một số sàn giao dịch hàng hóa lớn trên thế giới khác đã được sáp nhật vào CME Group – Thị trường phái sinh hàng đầu và đa dạng nhất thế giới.
2. Sàn giao dịch NYMEX
NYMEX là sàn giao dịch Newyork (Newyork Mercantile Exchange). NYMEX cũng là một phần của Tập đoàn Chicago Mercantile Exchange – CME Group – cùng với CBOT, sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Sàn giao dịch Newyork là sàn giao dịch hàng hóa lớn nhất thế giới hiện nay.
Hợp đồng tương lai của nhóm hàng hóa Năng lượng và Kim loại quý là các sản phẩm được giao dịch trên sàn NYMEX. Vì sự quan trọng của hợp đồng tương lai Năng lượng và Kim loại quý mang lại trong việc bảo vệ rủi ro doanh nghiệp, NYMEX trở thành sàn giao dịch hàng hóa có khối lượng giao dịch hàng hóa hàng ngày lớn nhất trong CME Group (chiếm khoảng 10%).
3. Sàn giao dịch ICE (US và EU)
Sàn ICE (Intercontinental Exchange) được thành lập vào năm 2000, sàn giao dịch ICE luôn đi đầu trong thị trường giao dịch hàng hóa và thực hiện mua bán các hàng hóa thuộc nhóm Năng lượng và tiền điện tử.
ICE hoạt động chủ yếu liên kết với các công ty, cá nhân muốn kinh doanh các hàng hóa như Dầu, Khí tự nhiên, năng lượng điện và các hợp đồng tương lai hàng hóa.
4. Sàn giao dịch TOCOM
Sàn giao dịch hàng hóa Tokyo (Tokyo Commodity Exchange) được thành lập vào năm 1984, ban đầu giao dịch các hàng hóa cơ bản gồm cao su, vàng, bạc, bạch kim, dầu thô, … Sau 2 thập kỷ, phạm vi hợp đồng của sàn Tokyo được mở rộng ra nhiều hàng hóa khác như nhôm, xăng, dầu thô.
Nhóm hàng hóa Kim loại quý là những sản phẩm được giao dịch nhiều nhất trên sàn giao dịch hàng hóa TOCOM. Đây là thị trường giao dịch mua – bán nguyên liệu thô hoặc nhóm hàng hóa cơ bản lớn nhất thế giới hiện nay.
II. So sánh 04 sàn giao dịch hàng hóa phái sinh lớn nhất thế giới
Sàn giao dịch hàng hóa | Năm thành lập | Sản phẩm giao dịch | Thời gian giao dịch | Phạm vi hợp đồng |
CBOT | 1848 | Nông sản: Ngô, Lúa mì, Đậu tương, Dầu đậu tương, Năng lượng, Kim loại quý | 17h – 16h hôm sau từ Chủ nhật – Thứ 6 | – Hợp đồng quyền chọn, Hợp đồng tương lai, …
– Hợp đồng OTC |
NYMEX | 1872 | Năng lượng và Kim loại quý | 17h – 16h hôm sau từ Chủ nhật – Thứ 6 | – Hợp đồng quyền chọn, Hợp đồng tương lai, …
– Giao nhận vật lý |
ICE | 2000 | Năng lượng, Tiền điện tử | 14h30 – 1h20 từ Thứ 2 – Thứ 7 | – Hợp đồng quyền chọn, Hợp đồng tương lai, …
– Hợp đồng OTC – Giao nhận vật lý |
TOCOM | 1984 | Năng lượng, Kim loại quý, Cao su, Các sản phẩm nông nghiệp | 6h45 – 17h00 từ Thứ 2 – Thứ 6 | – Hợp đồng quyền chọn, Hợp đồng tương lai, …
– Giao nhận vật lý |
III. Giao dịch ở Sàn giao dịch hàng hóa nào tại Việt Nam?
Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam được thành lập vào năm 2010, do Bộ Công Thương cấp phép số 4596/GP-BCT. Theo giấy phép này ban đầu Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam được phép thực hiện giao dịch 3 loại hàng hóa gồm cà phê, cao su và thép.
Sau 10 năm thành lập và phát triển, hiện Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam đã mở rộng giao dịch với 4 nhóm hàng hóa, bao gồm Nông sản, Kim loại, Nguyên liệu công nghiệp và Năng lượng, với hơn 19 loại hợp đồng tương lai hàng hóa khác nhau.
Tại Việt Nam các nhà đầu tư có thể tham gia giao dịch trên thị trường giao dịch hàng hóa thông qua thành viên kinh doanh (TVKD) của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) – Công ty Cổ phần Saigon Futures.
Là một trong số ít TVKD đầu tiên của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam được phép giao dịch nhóm hàng hóa Năng lượng, Saigon Futures luôn không ngừng nỗ lực phát triển để mang đến chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất đến cho các nhà đầu tư Việt Nam.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN GIAO DỊCH PHÁI SINH HÀNG HÓA MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA
IV. Tiện ích khi giao dịch hàng hóa tại Saigon Futures
- Thành viên kinh doanh xuất sắc trực thuộc Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam
- Đội ngũ nhân lực phân tích chính xác, dự đoán xu hướng thị trường
- Giao dịch 2 chiều
- Rút và nạp tiền nhanh chóng
- Mở tài khoản miễn phí. TẠI ĐÂY
- Được cung cấp các thông tin, báo cáo phân tích về những biến động trên thị trường.
- Không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào khác
CÔNG TY CỔ PHẦN SAIGON FUTURES
- Trụ sở chính: 506 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 4, Quận 3, TP. HCM
- Văn phòng giao dịch: 41 – 43 Trần Cao Vân, Phường 6, Quận 3, TP. HCM
- Email: dvkh@saigonfutures.com
- Fanpage: https://www.facebook.com/saigonfutures2018
- Hotline: 0286 686 0068