
Thị Trường Cà Phê Robusta Phái Sinh Tại Việt Nam
Nội dung chính
Việt Nam từ lâu đã là một nước thiên về nông nghiệp và cà phê Robusta là thị trường cà phê tiềm năng đem lại lợi nhuận khổng lồ. Hãy cùng SaiGonFutures tìm hiểu thêm về thị trường cà phê Robusta phái sinh tại Việt Nam trong bài viết này!
Năm 2018, diện tính cà phê của cả nước là khoảng 720.000 ha. Trong đó, cà phê Robusta chiếm khoảng 670.000 ha.
I. Vị thế của thị trường cà phê Robusta trên thế giới
Hiện nay, phần lớn nguồn thu nhập từ cà phê ở Việt Nam là từ thị trường ngoài nước. Việt Nam đứng thứ hai trên thế giới trong việc xuất khẩu cà phê, chỉ đứng sau Brazil, và dẫn đầu thế giới về xuất khẩu cà phê Robusta với lượng xuất khẩu chiếm khoảng 14% thị phần toàn cầu.
Đức là thị trường tiêu thụ hàng đầu cà phê của Việt Nam. Năm 2014, Việt Nam đã xuất khẩu sang Đức 157,6 tấn cà phê, trị giá 344,3 triệu USD, chiếm 15% tổng sản lượng xuất khẩu cà phê của cả nước.
Đức là thị trường tiêu thụ hàng đầu cà phê của Việt Nam.
Trong sản lượng cà phê xuất khẩu nói chung, thì cà phê Robusta nói riêng là loại nông sản được Đức và Hoa Kỳ ưa chuộng và nhập về nhiều nhất. Ngoài ra, Ý và Tây Ban Nha cũng góp mặt trong vị trí những quốc gia nhập khẩu nhiều cà phê Robusta Việt Nam nhất. Có lẽ sẽ có người thắc mắc tại sao Ý và Tây Ban Nha rất phổ biến loại thức uống espresso, làm từ hạt cà phê Arabica, lại nhập khẩu cà phê Robusta nhiều đến thế? Bởi lẽ không phải ai cũng biết, thực tế espresso được phối trộn từ hai loại cà phê Arabica và Robusta với tỷ lệ 6:4 hoặc 7:3.
Tương lai của cà phê Robusta
Từ năm 2011, xu hướng gia tăng nhập khẩu Robusta và giảm tỷ lệ mua vào cà phê Arabica đã báo hiệu một sự thay đổi cách thưởng thức cà phê của đại đa số người uống. Chính sự thay đổi đó đã mở ra cho cà phê Robusta một tương lai đầy triển vọng, đưa Việt Nam thành quốc gia số 1 về xuất khẩu cà phê Robusta. Khi đó, thế giới đã có một cách nhìn khác về nông sản Việt Nam. Và hiển nhiên, Robusta trở thành linh hồn cho lĩnh vực cà phê Việt.
Robusta được coi là giống cà phê đặc trưng của văn hóa cà phê Việt.
II. Thị trường cà phê Robusta phái sinh
Năm 2005 – 2006: Việt Nam thông qua các hợp đồng tương lai, và một trong số những hàng hóa phái sinh được giao dịch trên thị trường là cà phê.
Tuy trong lĩnh vực cà phê Robusta, Việt Nam dẫn đầu thế giới về mặt sản lượng nhưng giá bán chỉ bằng 65% – 85% giá xuất khẩu của các nước khác. Do phần lớn các doanh nghiệp bán cà phê Robusta chỉ mới định hướng ngắn hạn trong việc kinh doanh, buôn bán chỉ để kiếm lời theo mùa vụ, bán đồng loạt với số lượng lớn ngay đầu mùa vụ, tạo cơ hội cho người mua ép giá cà phê Robusta xuống thấp. Vậy nên, mô hình hàng hóa phái sinh là một điểm sáng dành cho các doanh nghiệp cà phê Robusta. Tham gia thị trường cà phê phái sinh giúp Robusta ổn định hơn về giá cả, giảm rủi ro thương mại và giúp người nông dân lẫn chủ doanh nghiệp tránh được tình trạng “được mùa mất giá, được giá mất mùa”.
Thị trường cà phê phái sinh bao gồm các hợp đồng cơ bản như sau: hợp đồng kỳ hạn, tương lai, quyền chọn và hoán đổi. Trong đó, hợp đồng cà phê tương lai là phổ biến nhất.
Bốn loại hợp đồng cơ bản trong thị trường cà phê phái sinh.
III. Hợp đồng cà phê tương lai là gì?
Hợp đồng cà phê tương lai là hợp đồng đã được tiêu chuẩn hóa với cam kết giao hoặc nhận một khối lượng và loại cà phê như thỏa thuận tại một thời điểm xác định trong tương lai, với một mức giá đã được thống nhất. Người mua hợp đồng có nghĩa vụ nhận cà phê vào ngày thương lượng, đồng thời người bán cũng phải thực hiện nghĩa vụ giao hàng. Cả hai bên đều phải tuân theo các điều khoản hợp đồng.
Ví dụ cho hợp đồng tương lai.
Để đảm bảo thực hiện hợp đồng, sở giao dịch yêu cầu hai bên tham gia thanh toán tiền ký quỹ ban đầu và phát sinh. Từ đó, đã tạo cho hợp đồng cà phê tương lai một điểm hấp dẫn, đó là hưởng lợi từ cam kết đòn bẩy.
Với đặc thù ký quỹ một phần giá trị hợp đồng, hợp đồng cà phê tương lai sẽ mang lại cho nhà đầu tư mức đòn bẩy rất cao, dẫn tới con số lợi nhuận có thể lớn hơn nhiều so với việc đầu tư vào cổ phiếu.
Hợp đồng cà phê tương lai sẽ mang lại con số lợi nhuận có thể lớn hơn nhiều so với việc đầu tư vào cổ phiếu.
Tuy nhiên, cam kết đòn bẩy cũng có mặt rủi ro của nó. Nếu nhà đầu tư dự đoán sai xu hướng của thị trường hàng hóa phái sinh thì tổn thất phải gánh chịu cũng không phải con số nhỏ. Giao dịch cà phê thông qua sàn là kênh đầu tư khá mới mẻ tại Việt Nam, nhà kinh doanh cũng như đầu tư vào mặt hàng cà phê sẽ dễ gặp rủi ro nếu không có sự hiểu biết đúng đắn về thị trường hàng hóa phái sinh này.
Khi các hợp đồng tương lai đến hạn, thông thường hàng hóa phái sinh sẽ được định giá theo nguyên tắc cơ sở chênh lệch (differentials). Ta lấy giá giao dịch chính thức (FOB – Freight on Board) sẽ bằng giá tương lai trên sàn, cộng (premium) hoặc trừ (discount) với một khoảng chênh lệch. Khoảng chênh lệch này có thể là chi phí vận chuyển hoặc cũng có thể là chi phí giảm giá hàng hóa phái sinh do bị lỗi về chất lượng và các khoản chi phí khác theo thỏa thuận. Dựa trên nguyên tắc định giá trên, nhà đầu tư từ đó mà xác định khoảng lời (hoặc lỗ), mức độ rủi ro cho lần giao dịch này.
Người dân Việt còn lạ lẫm với góc độ tiếp cận cà phê Robusta như một hàng hóa phái sinh.
Nếu các bạn hỏi Saigon Futures về tính hiệu quả của thị trường cà phê Robusta phái sinh, thì rõ ràng, vẫn còn quá sớm để bất kì ai có thể đánh giá mức độ hiệu quả của mặt hàng phái sinh này tại Việt Nam. Song, nếu có thể đánh giá về tính hiệu quả của kênh đầu tư còn non trẻ này, có thể nói rằng thị trường cà phê phái sinh vừa tạo ra môi trường rất thuận lợi trong việc quản lý rủi ro, đồng thời sinh lời trong thời gian ngắn cho nhà đầu tư. Nhưng lợi nhuận chỉ đến với những nhà đầu tư thực sự nắm rõ thị trường cà phê phái sinh. Nhà đầu tư hiểu biết sẽ thực hiện dễ dàng với chi phí giao dịch cạnh tranh, thu lời thông qua mức chênh lệch giá và đạt được sự cân bằng về giá khi nó tự điều chỉnh trên thị trường.
Vậy nên trước khi thực sự đầu tư vào thị trường cà phê phái sinh, các bạn nên tham khảo, tìm hiểu kĩ về nó thông qua các bài viết liên quan trên Saigon Futures nhé!
>>> Mở tài khoản nhận ưu đãi hấp dẫn ngay hôm nay TẠI ĐÂY
>>> Trải nghiệm DEMO miễn phí: TẠI ĐÂY
Tham khảo thêm các bài về đầu tư phái sinh hàng hóa tại:
- Đầu tư phái sinh hàng hóa có sinh lời hay không?
- Phái sinh hàng hóa và những điều cần biết.
- Tiềm năng thị trường phái sinh hàng hóa tại Việt Nam
CÔNG TY CỔ PHẦN SAIGON FUTURES
- Trụ sở chính: 506 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 4, Quận 3, Tp.HCM
- Văn phòng giao dịch: Tầng 1 tòa nhà Master Building, 41 – 43 Trần Cao Vân, Phường 6 , Quận 3, Tp.HCM
- Hotline: 0286 686 0068
- Email: dvkh@saigonfutures.com
- Fanpage: https://www.facebook.com/saigonfutures2018
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Công Ty Cổ Phần Saigon Futures
- MST: 0315173341
- Hotline: 028.6686.0068
- Email: cskh@saigonfutures.com
- Fanpage: Saigon Futures Inc.
- Youtube: Saigon Futures
- LinkedIn: Saigon Futures_Commodity Trading Firm
- Trụ sở chính: 506 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 4, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
- VPGD Hà Nội: Tầng 9, Tháp A, tòa nhà Sky City Tower, 88 Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội
- VPGD Sài Gòn: Tầng 1 tòa nhà Master Building, 41-43 Trần Cao Vân, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh