
Tại sao thị trường hàng hóa phái sinh dễ biến động hơn các thị trường giao dịch khác
Nội dung chính
Tài sản có nhiều loại, có thể vô hình cũng có thể hữu hình. Trong giới đầu tư và kinh doanh, có rất nhiều loại tài sản, trong đó, mức độ biến động của mỗi loại tài sản là khác nhau. Độ biến động là sự thay đổi giá của các tài sản theo thời gian, liên tục thay đổi theo ngày, tuần, tháng và theo năm.
Mức độ biến động của các loại tài sản là yếu tố để những người tham gia đầu tư lựa chọn thị trường giao dịch. Thị trường càng biến động thì khả năng kiếm lời của đầu tư càng cao. So với các loại tài sản khác, hàng hóa phái sinh được xem là thị trường biến động nhiều nhất trong các thị trường đầu cơ và kinh doanh. Vậy tại sao hàng hóa phái sinh biến động hơn các thị trường khác? Cùng SaigonFutures tìm hiểu dưới bài viết sau nè!
I. Mức biến động
Điều kiện lý tưởng đối với những nhà đầu tư giao dịch ngắn hạn nhưng lại là cơn ác mộng đối với các nhà đầu tư giao dịch dài hạn
Không phải tất cả các cổ phiếu đều có mức độ biến động như nhau. Tuy nhiên, các chỉ số chứng khoán đại diện cho thị trường như chỉ số công nghiệp Dow Jones, S&P 500 hoặc VN Index có thể phản ánh mức độ biến động chung của thị trường. Tất nhiên, có những giai đoạn giá cổ phiếu sẽ biến động mạnh. Tuy nhiên vẫn có những giai đoạn thị trường chứng khoán sụp đổ điển hình như năm 1929, 1987 và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 là một số ví dụ về thời điểm mà chứng khoán đã giảm đáng kể.
II. Biến động thị trường cổ phiếu
Hiện tại, đầu tư và giao dịch trên thị trường chứng khoán là sự lựa chọn phổ biến của nhiều nhóm đầu tư.
Không phải tất cả các cổ phiếu đều có mức độ biến động như nhau. Tuy nhiên, các chỉ số chứng khoán đại diện cho thị trường như chỉ số công nghiệp Dow Jones, S&P 500 hoặc VN Index có thể phản ánh mức độ biến động chung của thị trường. Tất nhiên, có những giai đoạn giá cổ phiếu sẽ biến động mạnh.
Tuy nhiên vẫn có những giai đoạn thị trường chứng khoán sụp đổ điển hình như năm 1929, 1987 và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 là một số ví dụ về thời điểm mà chứng khoán đã giảm đáng kể.
III. Biến động thị trường trái phiếu
Trái phiếu là công cụ nợ để huy động vốn. Chính phủ ở các nước trên thế giới có thể phát hành trái phiếu để huy động vốn như doanh nghiệp. Các nhà đầu tư theo dõi diễn biến thị trường trái phiếu dựa trên đường cong lợi suất. Các nhà đầu tư tìm kiếm dòng thu nhập lâu dài có thể đầu tư các trái phiếu dài hạn trong khi đó, một số nhà đầu tư có thể đầu tư các trái phiếu ngắn hạn với mức độ biến động cao hơn.
IV. Biến động trên thị trường ngoại hối
V. Biến động trên thị trường hàng hóa phái sinh
Mức biến động trên thị trường hàng hóa phái sinh có xu hướng cao nhất trong các loại tài sản được liệt kê trong bài viết này. Kể từ năm 1983, mức biến động hằng quý của dầu thô dao động từ 12.63% đến hơn 90%. Cũng từ năm 1983, mức biến động hàng quý đối với khí đốt tự nhiên là từ 22.56% đến hơn 80%.
VI. 5 lý do thị trường hàng hóa phái sinh dễ biến động hơn so với các thị trường khác
Thị trường hàng hóa phái sinh đã thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trong những năm qua. Hầu hết đối với các nhà đầu tư dài hạn, thị trường hàng hóa là kênh đầu tư thay thế nhưng đối với các nhà đầu tư ngắn hạn, mức độ biến động tăng cao thường khiến chúng trở thành tài sản được lựa chọn khi có cơ hội giao dịch ngắn hạn.
Thi trường hàng hóa có mức biến động cao hơn các loại tài sản khác vì 5 lý do sau:
1. Thanh khoản
Thị trường vốn, trái phiếu và thị trường tiền tệ có thanh khoản tương đối lớn mỗi ngày. Mua và bán các tài sản trên đã tăng lên trong những năm qua với số lượng đáng kinh ngạc. Tuy nhiên, dầu và vàng là những mặt hàng có mức thanh khoản cao nhất.
2. Thời tiết và vụ mùa
Thiên nhiên quyết định thời tiết cũng như các thảm họa tự nhiên xảy ra trên khắp thế giới. Một trận động đất ở Chile – nhà sản xuất đồng lớn nhất Thế giới, có thể gây ra sự tăng vọt của giá đồng. Hạn hán ở Hoa Kỳ có thể khiến giá ngô và đậu tương tăng vọt do năng suất cây trồng giảm.
3. Cung và cầu
Yếu tố chính quyết định đến giá hàng hóa là cung và cầu. Các loại nông sản được trồng ở các nơi khác nhau trên thế giới trong khi ở bất kỳ nước nào cũng có nhu cầu tiêu thụ nông sản. Do đó, cung và cầu là yếu tố chính làm cho các loại hàng hóa được giao dịch trên thị trường hàng hóa dễ biến động
4. Địa chính trị
Nguồn dự trữ hàng hóa chỉ ở một số nước nhất định trên thế giới do đó các vấn đề chính trị của một số khu vực có thể ảnh hưởng trực tiếp đến giá hàng hóa. Ví dụ, khi Iraq xâm chiếm Kuwait vào năm 1990, giá hợp đồng tương lai của dầu thô đã tăng gấp đôi trong những tuần tiếp theo. Khi tổng thống Hoa Kỳ giải phóng dầu từ kho dự trữ dầu mỏ chiến lược (SPR), giá cả đã tăng lên một nửa giá trị.
Ngoài ra, chiến tranh và bạo lực ở một khu vực trên Thế giới có thể đóng cửa các tuyến đường vận chuyển hàng hóa, như kênh đào Panama, khiến việc vận chuyển hàng hóa trở nên khó khăn hoặc không thể từ khu vực sản xuất đến các khu vực tiêu thụ. Thuế quan, trợ cấp chính phủ hoặc một số công cụ chính trị khác có thể làm thay đổi động lực giá đối với một mặt hàng làm tăng thêm sự biến động.
5. Cơ hội đầu tư
Thông thường, nhà đầu tư giao dịch thị trường hàng hóa phái sinh thông qua các sàn giao dịch hợp đồng tương lai. Hợp đồng tương lai cung cấp đòn bẩy tài chính cao để nhà đầu tư có thể tham gia thị trường. Một người mua hoặc người bán của hợp đồng tương lai chỉ cần thực hiện một khoản thanh toán nho nhỏ hoặc ký quỹ giao dịch để tham gia đầu tư trên thị trường. Tỷ lệ ký quỹ ban đầu của hàng hóa phái sinh khoảng từ 5% – 10% tổng giá trị mặt hàng của hợp đồng.
VII. Tổng kết
Hàng hóa phái sinh là thị trường đầu tư có mức độ biến động lớn. Hiểu và nắm được mức độ biến động của các loại tài sản khác nhau sẽ giúp cho các nhà đầu tư lựa chọn thị trường hàng hóa phái sinh đầu tư phù hợp.
- Liên hệ ngay Hotline khi bạn có bất cứ câu hỏi nào về hàng hóa phái sinh
- Đăng ký Mở tài khoản tại Saigon Futures ngay hôm nay để tham gia đầu tư hàng hóa phái sinh và nhận ưu đãi cho KH mới chỉ có tại Saigon Futures.
Có thể bạn sẽ cần:
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Công Ty Cổ Phần Saigon Futures
- MST: 0315173341.
- Hotline: 028.6686.0068
- Email: cskh@saigonfutures.com
- Fanpage: Saigon Futures Inc.
- Youtube: Saigon Futures.
- LinkedIn: Saigon Futures_Commodity Trading Firm.
- Trụ sở chính: 506 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 4, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
- VPGD Hà Nội: Tầng 9, Tháp A, tòa nhà Sky City Tower, 88 Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội.
- VPGD Sài Gòn: Tầng 1 tòa nhà Master Building, 41-43 Trần Cao Vân, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
Đồng đô la là loại tiền tệ dự trữ của thế giới vì Mỹ là nước có nền kinh tế phát triển và ổn định nhất trên Thế giới. Mức biến động của thị trường ngoại hối có xu hướng thấp hơn so với hầu hết các loại tài sản khác vì các chính phủ kiểm soát việc in tiền cũng như phát hành tiền đồng thời kiểm soát dòng tiền vào các thị trường.
Mức biến động của thị trường ngoại hối phụ thuộc vào sự ổn định của Chính phủ mỗi nước. Do đó, đồng đô la giao dịch với mức biến động thấp hơn so với đồng Ruble Nga, đồng real của Brazil hoặc các loại tiền tệ khác ít thanh khoản hơn.
Theo thống kê lịch sử, mức biến động hàng quý của chỉ số đồng đô la từ năm 1988 dao động trong khoảng từ 4.37% đến 15%.