
So sánh thị trường hàng hóa phái sinh với thị trường forex
Nội dung chính
Tuy chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian gần đây, nhưng thị trường hàng hóa phái sinh được đánh giá là sôi nổi và được nhiều nhà đầu tư đánh giá là có nhiều ưu điểm vượt trội so với thị trường Forex. Để biết được những ưu điểm của thị trường hàng hóa so với thị trường Forex là gì? Chúng có những ưu điểm vượt trội gì thu hút sự quan tâm của các nhà giao dịch? Mời quý nhà đầu tư cùng tham khảo qua bài viết sau của Saigon Futures nhé!
I. 11 sự khác biệt giữa hàng hóa phái sinh so với thị trường Forex
1. Về bản chất
Thị trường hàng hóa phái sinh là nơi để mua/bán các sản phẩm hàng hóa chính bao gồm 4 nhóm như: nông sản, nguyên liệu công nghiệp, kim loại, năng lượng. Còn ở thị trường Forex (ngoại hối) thì được biết đến là thị trường toàn cầu, nơi mà các nhà đầu tư, tổ chức, ngân hàng giao dịch các đồng tiền trên thế giới.
2. Về môi trường đầu tư
Hàng hóa phái sinh hướng đến đa dạng các đối tượng như: nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư doanh nghiệp, nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro và chênh lệch giá.
Sàn Forex chỉ tiếp cận đến các tiếp cận đến các nhà đầu tư, nhà đầu tư kinh doanh chênh giá các loại đồng tiền thế giới.
3. Về tính thanh khoản
Mặc dù hàng hóa phái sinh được các nhà đầu tư nhận định là thị trường có tính thanh khoản cao, do mua/bán những sản phẩm cần thiết đối với đời sống con người và quá trình sản xuất. Nhưng khi so sánh với sàn Forex, người ta nhận thấy thị trường ngoại hối có tính thanh khoản cao hơn, vì thị trường luôn có một lượng người mua và bán, khiến cho các hoạt động giao dịch diễn ra 24/24.
4. Về ký quỹ
Khi đầu tư hàng hóa phái sinh hàng hóa, nhà đầu tư chỉ cần bỏ ra mức ký quỹ tối đa 1:30 tùy theo những sản phẩm hàng hóa khác nhau sẽ có mức ký quỹ khác nhau. Ví dụ như: Mức ký quỹ của hợp đồng tương lai Ngô Mini là 9.217.152 đồng, phù hợp cho các nhà đầu tư mới gia nhập vào thị trường.
Đối với sàn Forex, mức ký quỹ là khoảng 1% giá trị giao dịch. Tuy nhiên, theo cơ chế tất toán việc tất toán các hợp đồng tương lai là diễn ra hằng ngày, sẽ phát sinh các khoản lãi lỗ dựa vào sự phản ánh trên tài khoản, từ đó mà nhà đầu tư phải ký quỹ bổ sung để tiếp tục thực hiện giao dịch.
5. Về cách mua bán
Ở cả phái sinh hàng hóa và Forex đều diễn ra cả hai hoạt động mua/bán (2 chiều). Chỉ khác nhau ở điểm thị trường phái sinh cho phép người tham gia có thể liên tục đóng mở các vị thế để tìm kiếm lợi nhuận dựa trên biến động thị trường, còn sàn Forex chỉ cho phép nhà đầu tư mua vào hoặc bán ra một loại tiền tệ.
6. Về độ rủi ro
Do được bảo hộ về mặt pháp lý bởi Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (được cấp phép bởi Bộ Công Thương) nên mọi hoạt động diễn ra trên thị trường hàng hóa phái sinh tại Việt Nam luôn nằm trong mức độ an toàn, minh bạch và rõ ràng. Nhưng đối với thị trường Forex sẽ có nhiều rủi ro hơn, do có nhiều sàn “khống” tồn tại và ôm lệnh, đều này khiến cho Forex trở thành sân chơi đầy “cạm bẫy”
7. Về công cụ hỗ trợ
Người tham gia vào công cuộc đầu tư hàng hóa phái sinh chủ yếu giao dịch thông qua phần mềm CQG, một phần mềm giao dịch trực tuyến giúp các nhà đầu tư có thể mua/bán mọi lúc mọi nơi dựa trên nền tảng Internet. Việc giao dịch trên thị trường Forex được diễn ra trên “thị trường liên ngân hàng”, kênh trực tuyến giúp các nhà đầu tư dễ dàng theo dõi biến động của các đồng tiền trên thế giới.
8. Về phí giao dịch
Khi giao dịch tại thị trường hàng hóa phái sinh thông qua phần mềm CQG, nhà đầu tư sẽ mất phí đặt lệnh là 350.000 đồng/lot và phí mở tài khoản, duy trì là 750.000 đồng. So với hàng hóa phái sinh, thị trường ngoại hối sẽ phát sinh nhiều chi phí hơn, các chi phí mà nhà đầu tư buộc phải chi trả như: mở lệnh, đóng lệnh, phí qua đêm, Spread.
9. Về tính đòn bẩy
Đòn bẩy lớn và dễ dàng gia tăng lợi nhuận là điểm mạnh của hàng hóa phái sinh so với các kênh đầu tư khác. Nhưng để sử dụng đòn bẩy tốt, nhà đầu tư phải cần đón đầu các biến động trên thị trường, vì thị trường hàng hóa sẽ có rất nhiều biến động theo thời gian. Đối với thị trường Forex, đòn bẩy sẽ trở nên đơn giản hóa hơn, nhà đầu tư có thể tạo ra lợi nhuận với ít tiền đầu tư.
10. Về thời gian giao dịch
Tại thị trường hàng hóa phái sinh, thời gian giao dịch diễn ra tùy thuộc vào các sàn giao dịch quốc tế như: CBOT, NYMEX, ICE…ví dụ như: sàn giao dịch CBOT sẽ diễn ra 2 phiên giao dịch:
- Phiên 1: 07:00 – 17:45
- Phiên 2: 20:30 – 01:20 ( vào ngày hôm sau)
Thị trường ngoại hối thì diễn ra linh hoạt hơn do thị trường luôn có người bán và người mua nên thời gian diễn ra 24 tiếng một ngày.
11. Về tính minh bạch
Để giao dịch hàng hóa phái sinh, nhà đầu tư cần mở tài khoản tại các thành viên kinh doanh chính thức trực thuộc Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), đơn vị này có vai trò liên kết với các sàn hàng hóa quốc tế như: CBOT, TOCOM, NYMEX…nên mọi thông tin trên thị trường đều diễn ra một cách minh bạch.
Thị trường Forex thì chứa đựng nhiều rủi ro hơn, vì không được pháp luật quy định và bảo hộ bởi bất kỳ đơn vị nào, nên khi tham gia vào thị trường này, nhà đầu tư cần chọn các sàn có giấy của NFA (National Futures Association), FCA (Financial Conduct Authority), ASIC (Australian Securities and Investments Commission).
II. Ưu điểm của thị trường hàng hóa phái sinh so với thị trường Forex
Khi giao dịch tại thị trường hàng hóa phái sinh, nhà đầu tư sẽ hạn chế các rủi ro về mặt pháp lý so với thị trường ngoại hối, vì mọi hoạt động diễn ra trên trên thị trường hàng hóa đều được diễn ra một cách minh bạch và rõ ràng, do được sự giám sát chặt chẽ của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam. Ngoài ra, các chuyên gia tài chính đánh giá thị trường hàng hóa phái sinh có đặc tính sôi nổi hơn so với các kênh đầu tư hàng hóa khác, bởi thị trường giao dịch chủ yếu các loại hàng hóa cần thiết cho đời sống và sản xuất.
Khi những kênh đầu tư truyền thống như: chứng khoán, bất động sản, Forex đã tồn tại quá lâu trong thời gian dài, đã đến lúc nhà đầu tư sẽ thay thế sang một kênh đầu tư khác có nhiều tiềm năng hơn đó là thị trường hàng hóa phái sinh. Chính vì vậy việc giao dịch hàng hóa tại thị trường cũng diễn ra một cách năng động hơn, từ đó khiến thị trường hàng hóa phái sinh sở hữu tính thanh khoản và có nhiều biến động.
Hy vọng rằng, bài viết “Ưu điểm của thị trường hàng hóa phái sinh so với thị trường Forex” sẽ giải đáp được những thắc mắc của quý nhà đầu tư về thị trường hàng hóa phái sinh và thị trường ngoại hối. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì nhà đầu tư có thể liên hệ Saigon Futures để được tư vấn.
Xem thêm các bài viết khác:
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN GIAO DỊCH PHÁI SINH HÀNG HÓA MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Công Ty Cổ Phần Saigon Futures
- MST: 0315173341
- Hotline: 028.6686.0068
- Email: cskh@saigonfutures.com
- Fanpage: Saigon Futures Inc.
- Youtube: Saigon Futures
- LinkedIn: Saigon Futures_Commodity Trading Firm
- Trụ sở chính: 506 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 4, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
- VPGD Hà Nội: Tầng 9, Tháp A, tòa nhà Sky City Tower, 88 Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội
- VPGD Sài Gòn: Tầng 1 tòa nhà Master Building, 41-43 Trần Cao Vân, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh