
Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam là gì? Phân biệt Sở giao dịch hàng hóa với sàn giao dịch hàng hóa
Nội dung chính
Để có thể tham gia vào thị trường hàng hóa phái sinh, trước hết nhà đầu tư cần biết Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam là gì? Đơn vị này có chức năng, tầm ảnh hưởng như thế nào đến công cuộc gia tăng lợi nhuận của quý NĐT? Sở có vai trò và nhiệm vụ gì trong “cuộc chơi” hàng hóa phái sinh.
Nhiều người thường hiểu nhầm chúng là một nhưng thực ra đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Vậy Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam Và Sàn Giao Dịch Hàng Hóa là gì? Làm sao để phân biệt chúng? Cùng Saigon Futures tìm hiểu chi tiết dưới bài viết sau đây!
I. Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam là gì?
Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam là đơn vị có tư cách pháp nhân, cung cấp và duy trì ổn định một nơi giao dịch hàng hóa cụ thể, được tổ chức với quy mô tập trung và trang bị các cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết khi giao dịch. Bên cạnh đó, sở giao dịch hàng hóa còn có vai trò quy định những tiêu chuẩn về hàng hóa và quy tắc khi giao dịch hàng hóa.
II. Tầm nhìn, sứ mệnh, chiến lược kinh doanh, giá trị cốt lõi của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam
1. Tầm nhìn
Hoạt động với tầm nhìn “HƯỚNG TỚI LÀ SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA LỚN NHẤT KHU VỰC ĐÔNG NAM Á”
Trong Việt Nam xu hướng hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam Mechandise Exchange of Viet Nam (MXV) đã được Bộ Công Thương cấp giấy phép hoạt động số 4596/GP-BCT, bắt đầu tạo lập và phát triển kênh đầu tư hàng hóa từ ngày 01/09/2010.
MXV ra đời đáp ứng nhu cầu mua bán hàng hóa cho các bên tham gia giao dịch như nhà đầu tư, thương nhân, nhà sản xuất, bảo vệ và phòng ngừa rủi ro giao dịch hàng hóa ra thị trường quốc tế.
MXV đại diện quốc gia liên kết với với các Sở giao dịch hàng hóa lớn thế giới, tạo môi trường giao dịch tất cả hàng hóa mà Nhà nước Việt Nam không cấm. MXV sẽ tập trung cung cấp cho nhà đầu tư Việt Nam 4 dòng sản phẩm giao dịch, các dịch vụ liên quan đến hợp đồng tương lai, kỳ hạn, quyền chọn, hoán đổi đối với hàng hóa. Dịch vụ nền tảng là dữ liệu và là nguồn tin tức cơ bản về thị trường hàng hóa phái sinh, giao nhận, kiểm định hàng hóa, thanh toán bù trừ, tư vấn đầu tư giao dịch và bảo hiểm rủi ro hàng hóa.
2. Sứ mệnh
“BỆ PHÓNG MỚI” CHO THỊ TRƯỜNG KỲ HẠN VIỆT NAM!”
Là đơn vị tổ chức thị trường giao dịch hàng hóa tập trung có quy mô cấp quốc gia duy nhất hiện tại tại Việt Nam. Sứ mệnh của MXV là trở thành cổng kết nối trung gian chuyên nghiệp và uy tín hàng đầu Việt Nam, đưa thị trường giao dịch hàng hóa phái sinh của Việt Nam tiến tới thị trường hàng hoá quốc tế.
MXV tin rằng việc ưu tiên kiểm soát rủi ro và tăng cường tính quốc tế hóa phát huy những lợi thế cạnh tranh ngành nông sản, nguyên liệu, thúc đẩy thị trường kỳ hạn tại Việt Nam bước vào một kỷ nguyên mới.
3. Chiến lược kinh doanh
Thông qua phát triển nền tảng công nghệ hiện tại, và phương pháp quản trị mới để tạo sự tăng trưởng đột phá, ổn định và bền vững, MXV định hướng tập trung vào các sản phẩm hàng hóa mũi nhọn, có thế mạnh xuất khẩu như cà phê, ngô, đậu tương, hồ tiêu, điều, thép… sang đến các sản phẩm là nguyên liệu cho nhà máy: cao su, bông, … và cuối cùng là sản phẩm chiến lược quốc gia: xăng dầu, khí đốt và gạo,..
MXV sẽ xây dựng và phát triển thị trường đồng bộ và hiệu quả qua mọi mặt: Hạ tầng công nghệ, Cơ sở vật chất, Dịch vụ đầy đủ, Quy trình quản lý khoa học, Đội ngũ nhân sự có năng lực và kinh nghiệm,…
4. Giá trị cốt lõi
- Công nghệ là nền tảng cho sự phát triển
- Minh bạch, Chuyên nghiệp và Hiệu quả
- Uy tín trong mọi giao dịch và quan hệ với đối tác
5. Mục tiêu
Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam hoạt động với mục tiêu là Sở lớn nhất trong mọi lĩnh vực đặc biệt là nông sản và nguyên liệu sản xuất. Những ngành nghề vốn dĩ là thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam.
MXV tiến hành cập nhật, nâng cấp các “cơ sở dữ liệu của Việt Nam liên thông với thế giới” nhằm có thể tạo ra môi trường có tính thanh khoản cao, giao dịch hiệu quả
Đây được xem là một tổ chức đầu tiên tại Việt Nam hoạt động với phương thức đưa giao dịch hàng hoá uy tín, hiện đại, đạt chuẩn quốc tế tại thị trường Việt Nam !
MXV đi đầu trong việc phát triển công nghệ mới, gắn kết khu vực châu Á Thái Bình Dương năm 2021.
Sở Giao dịch Hàng hóa Phái sinh hàng đầu khu vực Đông Nam Á vào năm 2021.
III. Chức năng của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam là gì?
Dựa vào khoản 1, Điều 67, Luật thương mại năm 2005, Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam có những chức năng chính sau:
- Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam hỗ trợ cung cấp các trang thiết bị về vật chất-kỹ thuật cần thiết để giúp giao dịch hàng hóa.
- Quản lý và giám sát chặt chẽ mọi hoạt động giao dịch hàng hóa diễn ra trên thị trường.
- Niêm yết giá của các mặt hàng hóa đang được giao dịch trong thị trường.
Ngoài ra, Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam còn có chức năng liên kết với các sở giao dịch hàng hóa quốc tế như: CBOT, NYMEX, TOCOM…tạo nên thị trường hàng hóa tập trung, “sân chơi” minh bạch, rõ ràng cho các nhà đầu tư trong nước.
IV. Sàn Giao Dịch Hàng Hóa là gì?
Sàn giao dịch hàng hóa (Commodity Exchange), đây là nơi để giao dịch hợp đồng tương lai hàng hóa. Nơi các doanh nghiệp hoặc các tổ chức kinh doanh mua và bán các loại hàng hóa. Sàn thực hiện niêm yết các mã hàng hóa đang giao dịch được Sở hoặc tổ chức có thẩm quyền. Các hoạt động giao dịch được triển khai minh bạch, hoạt động dưới sự bảo hộ của pháp luật.
Sàn sở hữu một hệ thống đặt – khớp lệnh tự động, thông báo các tình trạng của các lệnh trong suốt phiên giao dịch. Khi tiến hành giao dịch trên sàn, nghĩa là các nhà đầu tư đang giao dịch tập trung dưới sự bảo vệ và quản lý của pháp luật.
Sàn giao dịch hàng hóa Việt Nam là cụm từ được rất nhiều các nhà đầu tư mới quan tâm. Hiện tại, trên thế giới đã và đang có rất nhiều các sàn giao dịch hàng hóa. Tuy nhiên, Việt Nam chưa có bất cứ đơn vị nào được gọi là sàn giao dịch hàng hóa và tất cả những việc giao dịch hiện tại đều được thông qua Sở Giao Dịch Hàng Hóa liên kết với các sàn giao dịch hàng hóa trên thế giới
V. Những sàn giao dịch hàng hóa trên thế giới
1. Sàn CBOT
- Được thành lập vào năm 1848 tại Hoa Kỳ, CBOT là 1 trong 4 thành viên quan trong của CME Group (Chicago Mercantile Exchange Group) tổ chức giao dịch phái sinh lớn nhất thế giới.
- Sàn CBOT giao dịch chủ yếu các sản phẩm: hợp đồng tài chính và hợp đồng tương lai nông sản.
2. Sàn ICE
- Sàn ICE được thành lập vào 5/2020 tại Atlanta, Georgia, Hoa Kỳ bởi Effrey C. Sprecher
- Với mục đích ban đầu chủ yếu nhắm tới các sản phẩm năng lượng. Tuy nhiên trải qua các thương vụ cùng với sự phát triển của công ty từ đó mở rộng và cung cấp giao dịch thêm nhiều mặt hàng hơn, bao gồm trao đổi ngoại tệ và giao dịch các loại hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu.
3. Sàn NYMEX
- Sàn NYMEX được thành lập vào năm 1872. Khi đấy một nhóm thương nhân thành lập Sàn giao dịch bơ và pho mát – “The Butter and Cheese Exchange” tại New York. Năm 1994, sàn NYMEX hợp nhất với sàn COMEX và trở thành một trong những sàn giao dịch hàng hóa vật chất lớn nhất tại thời điểm đó.
- Năm 2008, sau cuộc khoảng hoảng tài chính toàn cầu sàn NYMEX đã được sát nhập với CME Group. Việc sáp nhập sàn giao dịch NYMEX đã trở thành bước đệm để đưa các mặt hàng kim loại quý,năng lượng và nông sản lên sàn giao dịch của CME Group.
- Đến năm 2016, dưới sự bảo trợ của CME Group, bao gồm CBOT và COMEX, NYMEX đã chuyển hoàn toàn trở thành sàn giao dịch điện tử.
4. Sàn TOCOM
- Năm 1984, sàn TOCOM được thành lập, hợp nhất Sở giao dịch Dệt may Tokyo, Sở giao dịch cao su Tokyo và Sở giao dịch vàng Tokyo. Năm 2008, sàn trở thành công ty hoạt động vì lợi nhuận do cổ đông sở hữu
- Cao su và Vàng là hai sản phẩm được giao dịch chủ yếu tại TOCOM
VI. Một số thông tin cơ bản về các sàn giao dịch hàng hóa trên thế giới:
Sàn giao dịch hàng hóa đã được hình thành từ rất lâu về trước. Hoạt động và giao dịch từ hàng chục năm qua, các hoạt động giao dịch được diễn ra sôi nổi và luôn đạt ở mức cao. Một số sàn lớn có thể kể đến như:
Sàn giao dịch hàng hóa | Thuộc sở hữu | Sản phẩm giao dịch tiêu biểu |
CBOT (Chicago Board of Trade) | Một phần của Tập đoàn Chicago Mercantile Exchange (CME group) | Cung cấp hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai các mặt hàng như: vàng, năng lượng, và nhóm Nông Sản,… |
NYMEX (NewYork Mercantile Exchange) | Là một phần của Tập đoàn Chicago Mercantile Exchange (CME Group) | Giao dịch chủ yếu các hợp đồng tương lai năng lượng. các kim loại quý,… |
TOCOM (Tokyo Commodity Exchange) | Là sàn giao dịch hàng hóa lớn nhất tại Nhật Bản | Chủ yếu giao dịch hợp đồng tương lai và quyền chọn nguyên liệu thô, các sản phẩm thuộc nhóm NLCN, năng lượng như vàng, bạc, dầu thô, xăng, dầu khí, dầu hỏa, bạch kim, cao su,… |
ICE (Intercontinental Exchange) | ICE được thành lập vào tháng 5 năm 2000 tại Atlanta, Georgia | Dầu sinh học, Nông Sản, và Năng lượng,… |
1. Thời gian giao dịch
Với đặc thù là các giao dịch liên thông, mang tính quốc tế hóa NĐT có thể giao dịch theo nhiều khung thời gian khác nhau và thời gian giao dịch linh hoạt
- Nhóm Nông Sản (sàn CBOT) đa số hoạt động từ 07h00 đến 19:45 (phiên 1) và từ 20h30 đến 01h20 (ngày hôm sau) (phiên 2); các hàng hóa khác sẽ có thời gian giao dịch khác nhau
- Nhóm Nguyên liệu công nghiệp (sàn ICE US): Cà phê Arabica ICE US (15h15 đến 00h30); các mặt hàng khác sẽ có thời gian giao dịch khác nhau
- Nhóm Năng Lượng (sàn NYMEX) đa số sẽ hoạt động từ 05h00 đến 04h00 (ngày hôm sau); các mặt hàng khác sẽ có thời gian giao dịch khác nhau
- Nhóm Kim loại (sàn COMEX): ví dụ Bạc COMEX cũng hoạt động từ 05h00 đến 04h00 (ngày hôm sau); các mặt hàng khác sẽ có thời gian giao dịch khác nhau
Xem chi tiết Ký quỹ từng sản phẩm giao dịch: TẠI ĐÂY
2. Nguyên tắc khớp lệnh
- Ưu tiên giá: Đối với lệnh bán, giá thấp hơn sẽ được ưu tiên trước; Đối với lệnh mua, giá cao hơn sẽ được ưu tiên trước
- Ưu tiên về thời gian: Nếu cùng giá, ai đặt lệnh trước sẽ được ưu tiên khớp trước
3. Đơn vị giao dịch
- Giao dịch dựa trên đơn vị Lot, 1 Lot được quy ra số kg tương ứng với từng sản phẩm giao dịch trên sàn hàng hóa
- Số lượng giao dịch sẽ là số tự nhiên, từ hàng đơn vị đến hàng chục và hàng trăm…
- Xem chi tiết từng loại hàng hóa và đơn vị giao dịch tương ứng TẠI ĐÂY
VII. Sự khác nhau giữa Sở Giao Dịch và Sàn Giao Dịch Hàng Hóa?
Sở giao dịch hàng hóa là tổ chức pháp nhân vận hành và quản lý Sàn giao dịch hàng hóa theo quy định của Nhà nước và pháp luật đưa ra. Sở giao dịch hàng hóa là nơi cung cấp các thông tin giao dịch cần thiết, dữ liệu thị trường để NĐT yên tâm mua/bán Hợp đồng tương lai hàng hóa trên Sàn giao dịch hàng hóa. Do đó, sàn giao dịch hàng hóa được xem là thị trường trung gian giúp NĐT giao dịch (mua/bán) HĐTL theo giá thỏa thuận của 2 bên tham gia. Tại Việt Nam, tất cả các giao dịch phái sinh hàng hóa đều chịu sự quản lý của Sở giao dịch Hàng Hóa Việt Nam (MXV) – cấp phép hoạt động bởi Bộ Công Thương. NĐT muốn tham gia thị trường cần đăng ký và mở tài khoản giao dịch ký quỹ tại công ty thành viên của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam.
Saigon Futures hiện là một trong những thành viên kinh doanh chính thức của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, chúng tôi cung cấp đầy đủ các nghiệp vụ môi giới phái sinh hàng hóa như: mở tài khoản, tư vấn đầu tư và quản lý tài khoản khách hàng.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Hàng hóa phái sinh là gì?
- Các kênh đầu tư tài chính an toàn
- Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam có lừa đảo không?
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN GIAO DỊCH PHÁI SINH HÀNG HÓA MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Công Ty Cổ Phần Saigon Futures
- MST: 0315173341
- Hotline: 028.6686.0068
- Email: cskh@saigonfutures.com
- Fanpage: Saigon Futures Inc.
- Youtube: Saigon Futures
- LinkedIn: Saigon Futures_Commodity Trading Firm
- Trụ sở chính: 506 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 4, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
- VPGD Hà Nội: Tầng 9, Tháp A, tòa nhà Sky City Tower, 88 Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội
- VPGD Sài Gòn: Tầng 1 tòa nhà Master Building, 41-43 Trần Cao Vân, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh