
Rủi ro giá hàng hóa và các yếu tố ảnh hưởng đến biến động giá
Nội dung chính
I. Rủi ro giá hàng hóa là gì?
Là khả năng giá hàng hóa thay đổi so với dự kiến của nhà đầu tư, gây ra tổn thất tài chính cho người mua hoặc người bán hợp đồng tương lai. Các nhà đầu tư phải đối mặt với rủi ro giá hàng hóa thay đổi xu hướng dự kiến trong tương lai.
Ví dụ: Nhiều nhà sản xuất đồ nội thất phải mua gỗ, do đó giá gỗ cao hơn làm tăng chi phí sản xuất đồ nội thất và tác động tiêu cực đến biên lợi nhuận của nhà sản xuất đồ nội thất.
Giá hàng hóa thấp hơn là một rủi ro cho nhà sản xuất hàng hóa. Nếu giá hàng hóa cao trong năm nay, người nông dân sẽ trồng nhiều cây trồng hơn. Đồng thời nếu giá hàng hóa giảm vào năm tới, người nông dân có thể mất tiền khi tăng diện tích đất trồng trên vùng đất kém màu mỡ hơn. Đây được xem là một dạng rủi ro trong giá hàng hóa.
II. Rủi ro giá hàng hóa cho người bán và người mua
1. Rủi ro với người mua
Đối với người mua, rủi ro về giá bắt nguồn từ việc giá hàng hóa tăng bất ngờ, điều này có thể làm giảm tỷ suất lợi nhuận và gây khó khăn về vấn đề ngân sách.
Ví dụ: Các nhà sản xuất oto phải đối mặt với rủi ro giá hàng hóa bởi họ sử dụng các nguyên liệu kim loại để sản xuất oto.
Trong nửa đầu năm 2016, giá thép tăng đến 36%, trong khi giá cao su hồi phục ở mức 25% sau khi giảm hơn 3 năm. Điều này dẫn đến nhiều nhà phân tích tài chính Phố Wall kết luận rằng các nhà sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô có thể nhận thấy tác động tiêu cực đến tỷ suất lợi nhuận của họ.
2. Rủi ro với người bán
Các nhà sản xuất hàng hóa thường đối mặt với rủi ro khi giá hàng hóa giảm đột ngột, điều này có thể dẫn đến lợi nhuận thấp hơi hoặc thua lỗ cho nhà sản xuất. Các công ty sản xuất dầu đặc biệt chịu nhiều tác động bởi giá hàng hóa. Khi giá dầu biến động, lợi nhuận tiềm năng mà các công ty này có thể kiếm được cũng dao động theo. Một số công ty công bố bảng độ nhạy để giúp các nhà phân tích tài chính định lượng chính xác mức độ rủi ro giá hàng hóa mà công ty phải đối mặt.
Ví dụ: Công ty dầu Total SA của Pháp đã tuyên bố rằng doanh thu ròng của họ giảm 2 tỷ USD nếu giá dầu giảm còn 10 USD/thùng. Tương tự, chi phí hoạt động của họ sẽ giảm 2.5 tỷ USD khi giá dầu giảm còn 10 USD. Từ tháng 6/2014 đến tháng 01/2016, giá dầu giảm còn hơn 70 USD/thùng. Theo báo cáo, biến động giá dầu sẽ cắt giảm chi phí hoạt động của Total xuống còn 17.5 tỷ USD trong suốt giai đoạn đó.
III. Bảo hiểm rủi ro giá hàng hóa
Các công ty lớn thường phòng ngừa rủi ro giá hàng hóa. Giao dịch hợp đồng tương lai hoặc hợp đồng quyền chọn trên sàn giao dịch như CME là một phương pháp để bảo hiểm giá hàng hóa hiệu quả. Những hợp đồng này có nhiều lợi ích với cả người mua và người bán hàng hóa, giảm thiểu rủi ro về biến động giá.
Những người mua và người bán có thể tự bảo vệ mình khỏi các biến động giá hàng hóa bằng cách mua các hợp đồng đảm bảo một mức giá đặc biệt cho hàng hóa. Họ cũng có thể chốt mức giá trong trường hợp xấu nhất để giảm các khoản lỗ có thể xảy ra. Hợp đồng tương lai và quyền chọn là hai công cụ tài chính thường được sử dụng để phòng ngừa rủi ro về giá hàng hóa.
IV. Các yếu tố ảnh hưởng đến biến động giá hàng hóa
1. Chính trị
Yếu tố chính trị có thể làm tăng giá của một số loại hàng hóa trong khi làm giảm giá của một số loại khác. Trong năm 2018, Tổng thống Donald Trump đã áp thuế đối với thép và nhôm nhập khẩu từ nước ngoài. Điều này đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến giá thép và nhôm tại Hoa Kỳ và các nước liên quan khác trên thế giới.
Đồng thời, TQ đã trả đũa bằng cách áp thuế lên nông nghiệp Mỹ. Cùng với nhu cầu giảm từ TQ, nông sản Mỹ phải bán sang nhiều thị trường khác. Điều này dẫn đến giá hàng hóa nông sản Mỹ giảm trong năm 2019.
2. Thời tiết
Thời vụ và biến động thời tiết cũng ảnh hưởng lớn đến giá hàng hóa. Cuối mùa hè kéo theo những vụ thu hoạch dồi dào nên giá cả hàng hóa có xu hướng giảm vào tháng 10. Giá hàng hóa giảm theo mùa này có thể là một trong những lý do tại sao các đợt sụp đổ lớn của thị trường chứng khoán thường xảy ra vào tháng 10. Hạn hán và lũ lụt cũng có thể dẫn đến sự tăng giá tạm thời của một số mặt hàng.
3. Công nghệ
Công nghệ có thể có ảnh hưởng đáng kể đến giá cả hàng hóa. Nhôm được coi là một kim loại quý cho đến khi các quy trình phân lập nó được cải thiện trong thế kỷ 19 và 20. Khi công nghệ tiên tiến, giá nhôm giảm.
Đầu tư hàng hoá phái sinh hay còn gọi là giao dịch hàng hóa trong tương lai, là quá trình thực hiện hoạt động mua-bán một khối lượng hàng tại mức giá xác định, sẽ được chuyển giao tại thời điểm trong tương lai. Tuy nhiên, các giao dịch này tại Việt Nam hiện nay đều sẽ không nhận hàng thật.
Khi lựa chọn kênh đầu tư hàng hóa phái sinh, nhà đầu tư không cần có mức vốn ban đầu quá cao mà chỉ cần đáp ứng đúng mức ký quỹ tối thiểu, nên ai cũng có thể thử sức với thị trường này.
Ngoài ra, đây còn là một kênh đầu tư hợp pháp được cấp phép hoạt động bởi Bộ Công Thương Việt Nam. Được điều hành bởi Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, hiện nay đây là một trong những kênh đầu tư an toàn và chính thống cho các nhà đầu tư gửi gắm. Saigon Futures tự hào khi là một trong những thành viên của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN GIAO DỊCH PHÁI SINH HÀNG HÓA MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Công Ty Cổ Phần Saigon Futures
- MST: 0315173341
- Hotline: 028.6686.0068
- Email: cskh@saigonfutures.com
- Fanpage: Saigon Futures Inc.
- Youtube: Saigon Futures
- LinkedIn: Saigon Futures_Commodity Trading Firm
- Trụ sở chính: 506 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 4, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
- VPGD Hà Nội: Tầng 9, Tháp A, tòa nhà Sky City Tower, 88 Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội
- VPGD Sài Gòn: Tầng 1 tòa nhà Master Building, 41-43 Trần Cao Vân, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh