
Phân tích kỹ thuật trong giao dịch hàng hóa phái sinh? Ưu & nhược điểm
Nội dung chính
Phân tích kỹ thuật trong hàng hóa phái sinh là một công cụ được nhà đầu tư dùng nhằm để dự đoán giá và xu hướng về giá của hàng hóa trong tương lai. Vậy phân tích kỹ thuật được dùng khi nào, những ai có thể áp dụng phương pháp phân tích kỹ thuật trong quá trình đầu tư của mình. Hãy cùng Saigon Futures tìm hiểu chi tiết về ưu và nhược điểm của phân tích kỹ thuật trong hàng hóa phái sinh dưới bài viết sau đây.
I. Phân tích kỹ thuật là gì?
Phân tích kỹ thuật (Technical Analysis) là một công cụ được sử dụng rộng rãi trong chứng khoán và các kênh đầu tư tài chính khác. Trong giao dịch hàng hóa phái sinh, khác với phân tích cơ bản là quá trình thu thập các tin tức và phân tích những tác động của yếu tố tự nhiên, kinh tế – xã hội lên giá cả hàng hóa thì nhà đầu tư dùng phân tích kỹ thuật nhằm để xác định xu hướng giá trong tương lai dựa trên khối lượng giao dịch và biến động về giá trong quá khứ.
II. Áp dụng phân tích TA trong hàng hóa phái sinh
Phân tích kỹ thuật đóng vai trò như là tấm la bàn giúp nhà đầu tư có thể xác định và dự đoán được xu hướng giá trong tương lai nhằm mang về mức lợi nhuận kỳ vọng cho nhà đầu tư. Phân tích TA trong giao dịch hàng hóa phái sinh nhằm:
- Xác định xu hướng về giá trong tương lai nhằm tìm kiếm các cơ hội sinh lời
- Xác định điểm ra và điểm vào lệnh phù hợp
III. Phân tích TA hoạt động như thế nào?
Được hiểu đơn giản thì đây là quá trình nhà đầu tư nghiên cứu các mức giá ở hiện tại và quá khứ của một loại tài sản. Thông thường biến động giá của tài sản không phải ngẫu nhiên mà sẽ phát triển thành các xu hướng có thể xác định được theo thời gian.
Nhà đầu tư sẽ dùng các chỉ số, biểu đồ nến để xem xét các biến động cung – cầu sẽ ảnh hưởng đến giá và khối lượng hàng hóa được giao dịch từ đó có thể đưa ra quyết định mua – bán khối lương hàng hóa đó phù hợp.
IV. Những ưu điểm và nhược điểm của phân tích kỹ thuật
Mặc dù phân tích kỹ thuật giúp hạn chế được rủi ro cho nhà đầu tư, đưa ra được quyết định giao dịch chính xác hơn. Tuy nhiên, công cụ tài chính nào cũng có hai mặt tích cực và tiêu cực của nó, nhà đầu tư cần hiểu rõ được ưu và nhược điểm của phân tích kỹ thuật để hạn chế được những rủi ro không đáng có, gia tăng được mức lợi nhuận cho danh mục đầu tư của chính mình.
4.1 Ưu điểm
4.1.1 Tập trung vào xu hướng giá
Đây là ưu điểm lớn nhất mà phân tích kỹ thuật có được. Phân tích kỹ thuật giúp dự đoán được xu hướng về giá trong tương lai.
Biến động giá của thị trường giao dịch hàng hóa phái sinh rất lớn, vì thế nhà đầu tư dùng phân tích kỹ thuật để có thể kịp thời dự đoán được giá trong khoảng thời gian ngắn, tránh được rủi ro giá giảm đột ngột.
4.1.2 Kháng cự và hỗ trợ
Phân tích biểu đồ nến (biểu đồ giá) giúp nhà đầu tư có thể dễ dàng xác định được mức kháng cự và hỗ trợ. Trong phạm vị giao dịch, giá có thể di chuyển trong một phạm vi hẹp ở một khoảng thời gian dài, sự di chuyển này giúp ta nhận biết được số lượng cung – cầu đã đi vào “bế tắc”.
Cụ thể hơn, khi giá vượt qua khỏi phạm vi giao dịch (Trading range), sẽ báo hiệu rằng lượng cung hoặc cầu đã bắt đầu vượt lên. Chúng ta có thể hiểu theo hai hướng như sau:
- Trường hợp mức giá di chuyển lên trên biên của phạm vi giao dịch: Bên mua áp đảo
- Trường hợp mức giá di chuyển xuống phía dưới của phạm vi giao dịch: Bên bán đang áp đảo
4.1.3 Hỗ trợ điểm vào
Phân tích kỹ thuật giúp nhà đầu tư có thể xác định được điểm vào (điểm mua) phù hợp.
4.1.4 Đánh giá biểu đồ giá
Biểu đồ giá là một bức tranh tổng quan về khối lượng giao dịch và lịch sử về giá của mặt hàng đó. Nhà đầu tư có thể dựa vào đó đưa ra phán đoán và dự đoán về xu hướng giá có thể xảy ra trong tương lai.
4.2 Nhược điểm
4.2.1 Tính tương đối
Mặc dù phân tích kỹ thuật là một công cụ có thể xác định và dự đoán được xu hướng giá, tuy nhiên chúng chỉ mang tính tương đối. Phân tích đúng hay sai thì tùy thuộc vào khả năng và kinh nghiệm của nhà đầu tư.
4.2.2 Sai số trong phân tích
Phân tích kỹ thuật đòi hỏi nhà đầu tư phải nghiên cứu và học hỏi các biểu đồ nến cẩn thận. Vì thế nếu bạn không cẩn thận hoặc không có kinh nghiệm dày dặn thì sai số trong phân tích là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
4.2.3 Tín hiệu nhiễu
Biến động của thị trường là điều mà không ai có thể dự đoán được, vì thế với những thông số kỹ thuật trên biểu đồ nến hoàn toàn có thể xảy ra những tín hiệu nhễu mà nhà đầu tư hoàn toàn có thể vướng phải.
V. Phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản trong hàng hóa phái sinh có gì khác?
Phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật là hai công cụ quan trọng để có thể xác định được xu hướng giá của hàng hóa. Chúng đều những ưu nhược điểm nhất định. Dưới đây là so sánh chi tiết để giúp nhà đầu có thể phân biệt được hai công cụ này.
Phân tích cơ bản | Phân tích kỹ thuật | |
Định nghĩa | Phân tích cơ bản là một công cụ phân tích dựa vào các dữ liệu của thị trường, sản lượng cung – cầu, mùa vụ, các yếu tố kinh tế – xã hội có khả năng tác động lên giá của hàng hóa | Phân tích kỹ thuật là phân tích dựa trên biểu đồ nến, đồ thị giá để dự đoán và xác định được biến động cung cầu của hàng hóa, dự đoán được giá trong tương lai. |
Dữ liệu phân tích |
|
|
Mục đích | Đầu tư dài hạn | Đầu tư lướt sóng, ngắn hạn |
Tín hiệu gia nhập thị trường | Tín hiệu mua bán, giá trị cung-cầu | Thông tin về giá và các dấu hiệu kỹ thuật |
VI. Phân tích kỹ thuật cần lưu ý những gì
Phân tích kỹ thuật hàng hóa phái sinh chỉ mang tính chất chủ quan vì thế nếu nhà đầu tư áp dụng phân tích kỹ thuật mà gặp phải rủi ro thì đấy là điều không thể tránh khỏi. Dưới đây là một số kinh nghiệm mà Saigon Futures tổng hợp được:
- Nắm rõ thông tin từng loại sản phẩm cũng như khối lượng giao dịch, bước giá và thời gian giao dịch,…
- Nắm rõ tỷ lệ ký quỹ của hợp đồng giao dịch
- Chú ý sử dụng lệnh cắt lỗ nếu như bạn không có nhiều kinh nghiệm dùng phân tích kỹ thuật trong giao dịch
Phía trên là một số thông tin về phân tích kỹ thuật trong giao dịch hàng hóa phái sinh và những lưu ý dành cho nhà đầu tư khi sử dụng công cụ này. Hy vọng những thông tin từ Saigon Futures đã giúp bạn hiểu rõ hơn về phân tích kỹ thuật và áp dụng được trong quá trình giao dịch của mình, giúp cho quá trình đầu tư sinh lời hiệu quả hơn.
Ngoài ra, nếu như bạn là người chưa có kinh nghiệm trong phân tích kỹ thuật hoàn toàn có thể tìm kiếm đơn vị môi giới phù hợp hỗ trợ quá trình phân tích và giao dịch hiệu quả. Tại Saigon Futures, với đội ngũ chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm trên thị trường có thể hỗ trợ bạn những kiến thức phân tích kỹ thuật chuyên môn và các khuyến nghị ra vào lệnh phù hợp, giúp quá trình đầu tư hàng hóa phái sinh của bạn trở nên an toàn, sinh lời hiệu quả hơn.
Xem thêm các bài viết về kiến thức đầu từ hàng hóa phái sinh:
- Hướng dẫn giao dịch hàng hóa phái sinh dành cho người mới bắt đầu
- Hướng dẫn các bước mở tài khoản giao dịch hàng hóa phái sinh đơn giản và chi tiết cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường
- Môi giới hàng hóa phái sinh là gì? Bí quyết lựa chọn mội giới hàng hóa phái sinh
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN GIAO DỊCH PHÁI SINH HÀNG HÓA MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Công Ty Cổ Phần Saigon Futures
- MST: 0315173341.
- Hotline: 028.6686.0068
- Email: cskh@saigonfutures.com
- Fanpage: Saigon Futures Inc.
- Youtube: Saigon Futures.
- LinkedIn: Saigon Futures_Commodity Trading Firm.
- Trụ sở chính: 506 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 4, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
- VPGD Hà Nội: Tầng 9, Tháp A, tòa nhà Sky City Tower, 88 Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội.
- VPGD Sài Gòn: Tầng 1 tòa nhà Master Building, 41-43 Trần Cao Vân, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.