
Cổ phiếu Bluechip, Midcap, Penny là gì? Cách phân loại chúng
Nội dung chính
Cổ phiếu Bluechip, Midcap, Penny là những thuật ngữ phổ biến trên thị trường chứng khoán. Mỗi loại cổ phiếu đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Vậy dựa vào yếu tố nào để phân loại được các cổ phiếu trên? Loại cổ phiếu nào đáng được quan tâm đầu tư. Hãy cùng Saigon Futures tìm hiểu 3 loại cổ phiếu penny, bluechip và mindcap là gì? Làm thế nào để có thể phân biệt được chúng? qua bài viết sau đây và tìm cho mình một loại cổ phiếu phù hợp cho nhu cầu cá nhân nhé!
I. Cách thức phân loại cổ phiếu
Vốn hóa thị trường (Tên tiếng anh là Market Capitalization), chính là tổng giá trị hiện tại của toàn bộ số cổ phiếu đang lưu hành của công ty trên thị trường. Giá trị vốn hóa thị trường phụ thuộc vào số lượng cũng như giá trị của số cổ phiếu đang lưu hành. Chúng chịu tác động bởi rất nhiều yếu tố khác nhau như lãi suất, lạm phát, yếu tố cung cầu,…
Có thể hiểu đơn giản, vốn hóa thị trường của một doanh nghiệp được xác định bằng tổng số tiền cần bỏ ra để mua lại doanh nghiệp đó theo giá của thị trường tại thời điểm mua.
Vốn hóa Thị trường = Tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành của công ty x Giá trị của cổ phiếu trên thị trường tại thời điểm nhất định.
Dựa vào vốn hóa thị trường, các cổ phiếu được phân loại thành các nhóm Bluechip (vốn hóa lớn), Midcap (vốn hóa vừa) và Penny (vốn hóa nhỏ).
II. Cổ phiếu vốn hóa thị trường lớn – Bluechip
Cổ phiếu Blue-chip (vốn hóa lớn) là loại cổ phiếu của một công ty lớn, có uy tín và tình hình tài chính bền vững, giá trị vốn hóa vững chắc và lớn trên thị trường. Blue-chip có nguồn gốc từ bộ môn bài Poker. Trong đó, Blue có nghĩa là chip(thẻ nhựa đổi tiền) màu xanh và có giá trị quy đổi cao nhất. Thuật ngữ này được dùng trong chứng khoán để phân loại các doanh nghiệp có quy mô lớn, thu nhập ổn định, nhận được đánh giá cao và tin tưởng bởi người dùng.
Nếu xét về sự tăng trưởng đột phá thì loại cổ phiếu này không được đánh giá cao, hấp dẫn nhà đầu tư. Chúng sở hữu mức độ an toàn và được khuyến nghị cơ cấu tỷ trọng cao bởi các quỹ đầu tư và các tổ chức lớn trong và ngoài nước. Cổ phiếu Blue-chip có những ưu nhược điểm sau đây:
Ưu điểm:
- Hiệu suất kinh doanh tốt và uy tín của doanh nghiệp cao
- Vốn hóa thị trường lớn và mức độ an toàn cao
- Đây là các cổ phiếu đóng vai trò mã trụ, đứng đầu và dẫn dắt thị trường
Nhược điểm:
- Không hấp dẫn do chỉ số PE (Price to Earning ratio) và chỉ số P/B (Price-to-Book ratio) cao
- Tốc độ bứt phá của giá cổ phiếu không quá lớn
Một số doanh nghiệp có vốn hóa thị trường lớn, tức là nắm giữ giá trị vốn hóa Bluechip cao tại thị trường chứng khoán Việt Nam như Vingroup (VIC), Ngân hàng Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Vietcombank (VCB),…
Xem thêm:
- Đầu tư hàng hóa phái sinh? Ưu điểm, rủi ro và cơ hội
III. Cổ phiếu vốn hóa thị trường vừa – Midcap
Cổ phiếu Midcap là loại cổ phiếu chỉ những doanh nghiệp có quy mô hoạt động ở tầm trung, vốn hóa thị trường ở mức trung bình, dao động từ mức 1.000 tỷ đồng đến 10.000 tỷ đồng. Đây là loại cổ phiếu mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư trong trung và dài hạn
Khái niệm Midcap đề cập đến cổ phiếu của các doanh nghiệp quy mô vừa phải, có vốn hóa ở mức trung bình từ 1.000 tỷ đồng đến 10.000 tỷ đồng. Cổ phiếu có mức vốn hóa thị trường vừa có những yếu tố cơ bản tốt thường, hứa hẹn sẽ đem lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư trong trung và dài hạn.
Cổ phiếu Midcap là dòng cổ phiếu có sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư, tiềm năng lớn, hứa hẹn có mức đột phá và mức sinh lời hấp dẫn. Tuy nhiên, song song theo đó chính là biến động, chúng biến động không ngừng và đòi hỏi nhà đầu tư phải đầu tư đúng thời điểm, đầu tư thông minh và hợp lý.
Cổ phiếu có mức vốn hóa thị trường thấp – Midcap có ưu nhược điểm gì:
Ưu điểm:
- Cổ phiếu Midcap được sở hữu bởi các doanh nghiệp có nền tảng phát triển tốt và bền vững, khả năng tăng trưởng mạnh mẽ. Doanh nghiệp có bộ quản lý tầm nhìn rộng, có khả năng tạo nên sự bứt phá trong tương lai. Giá cổ phiếu sẽ tỷ lệ thuận với sự tăng trưởng của lợi nhuận doanh nghiệp.
- Giá cổ phiếu Midcap nằm ở mức trung, phù hợp với số vốn của hầu hết nhà đầu tư và được nhiều người chọn mua. So với cổ phiếu Bluechip (Cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn) thì cổ phiếu Midcap có giá trị vốn hóa thấp hơn, đồng nghĩa với giá cổ phiếu rẻ hơn và nhà đầu tư có thể đầu tư với khối lượng giao dịch lớn.
- Cổ phiếu Midcap có tính thanh khoản cao, an toàn hơn so với cổ phiếu có giá trị vốn hóa nhỏ – Cổ phiếu Penny.
- Cổ phiếu Midcap có tính minh bạch, rõ ràng và thông tin tài chính doanh nghiệp được công khai trên thị trường. Nhà đầu tư có thể tiến hành kiểm tra, kiểm định và đánh giá các thông tin về mã cổ phiếu để đưa ra quyết định đầu tư phù hợp.
Nhược điểm:
Song song với những ưu điểm thì cổ phiếu có giá trị vốn hóa vừa – Midcap cũng có những nhược điểm nhất định:
- Mặc dù đây là những cổ phiếu được phát hành bởi những doanh nghiệp có khả năng kinh doanh ổn định và bền vững tuy nhiên cổ phiếu này vẫn tiềm ẩn những rủi ro nhất định từ thị trường. Khủng hoảng tài chính, biến động trong hoạt động kinh doanh đều có thể khiến doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản.
- Khả năng an toàn vừa phải đồng nghĩa với mức độ biến động giá không cao. Ví dụ so với cổ phiếu có giá trị vốn hóa nhỏ – cổ phiếu Penny thì cổ phiếu Midcap mang về lợi nhuận không đủ hấp dẫn nhà đầu tư ngắn hạn.
- Khả năng bị các cá mập đầu cơ, phá giá hoàn toàn có thể xảy ra và dẫn đến khó có thể kiểm soát được giá trên thị trường.
Xem thêm:
- Cổ phiếu là gì? Những điều cần lưu ý trước khi đầu tư cổ phiếu
- Cổ phiếu giá trị là gì? Cách nhận biết cổ phiếu giá trị
IV. Cổ phiếu vốn hóa thị trường nhỏ – Penny
Cổ phiếu Penny được hiểu là cổ phiếu của công ty có quy mô hoạt động nhỏ. Có giá trên thị trường và mức vốn hóa thấp, thanh khoản kém cùng với độ rủi ro của cổ phiếu cao.
Ưu điểm và nhược điểm của cổ phiếu Penny:
Ưu điểm:
- Giá cổ phiếu thấp cho phép nhiều nhiều nhà đầu tư có thể tham gia đầu tư
- Chỉ số PE (Price to Earning ratio) và chỉ số P/B (Price-to-Book ratio) hấp dẫn nhà đầu tư
- Giá trị cổ phiếu tăng trưởng nhanh khi thị trường hồi phục
Nhược điểm:
- Thanh khoản thị trường thấp và không ổn định
- Tình trạng đầu cơ diễn ra nhiều, dễ dàng bị các cá nhập “phá giá, đội giá”
- Không có biên lợi nhuận tốt, rủi ro cao.
Phía trên là những thông tin chi tiết về các loại cổ phiếu dựa trên vốn hóa thị trường cũng như ưu nhược điểm của từng loại cổ phiếu. Hy vọng những thông tin bổ ích phía trên từ Saigon Futures đã giúp nhà đầu tư có một cái nhìn chi tiết hơn và chọn cho mình một loại cổ phiếu phù hợp, đa dạng danh mục đầu tư thu lợi nhuận cao cho chính mình.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN GIAO DỊCH PHÁI SINH HÀNG HÓA MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Công Ty Cổ Phần Saigon Futures
- MST: 0315173341.
- Hotline: 028.6686.0068
- Email: cskh@saigonfutures.com
- Fanpage: Saigon Futures Inc.
- Youtube: Saigon Futures.
- LinkedIn: Saigon Futures_Commodity Trading Firm.
- Trụ sở chính: 506 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 4, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
- VPGD Hà Nội: Tầng 9, Tháp A, tòa nhà Sky City Tower, 88 Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội.
- VPGD Sài Gòn: Tầng 1 tòa nhà Master Building, 41-43 Trần Cao Vân, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.