
Liquidity Mining là gì? Tìm hiểu về khai thác thanh khoản
Nội dung chính
Trong đầu tư tài chính, thanh khoản là điều được rất nhiều các trader quan tâm, vì độ thanh khoản càng cao chứng tỏ thị trường càng sôi động và dễ dàng sinh lời. Tuy nhiên, để có thể nâng cao năng suất lợi nhuận và kiếm được nguồn thu nhập thụ động ổn định, Saigon Futures mời quý nhà đầu tư cùng tìm hiểu về Liquidity Mining (Khai thác thanh khoản).
I. Liquidity Mining là gì?
Liquidity Mining hay còn được gọi là khai thác thanh khoản được xem là thành phần quan trọng của bất kỳ các dự án nào của DeFi (Tài chính phi tập trung). Liquidity Mining là một chiến lược tập trung chủ yếu vào việc cung cấp tính thanh khoản cho giao thức nói trên. Khi các nhà đầu tư bỏ một số tiền vào Liquidity Pools (bể chứa tiền) của DeFi sẽ nhận được một phần thưởng tương ứng, phù thuộc vào mức độ đóng góp của các NĐT.
II. Cách hoạt động của Liquidity Mining?
Để có thể thực hiện việc khai thác thanh khoản, người dùng chỉ cần cung cấp token hoặc coin (ETH/USDT) vào Liquidity Pools của DeFi cho việc giao dịch tiền điện tử. Theo chính sách của DeFi, miễn là số token/coin của nhà đầu tư vẫn còn trong “bể chứa tiền” thì người chơi sẽ nhận được các native token từ giao thức đó được khai thác ở mỗi block. Số phần thưởng sẽ được quy đổi phụ thuộc vào số token/coin mà NĐT đóng góp trong tổng thanh khoản.
III. Các thuật ngữ và khái niệm về thanh khoản
Để có thể tham gia hiệu quả và trở thành nhà cung cấp thanh khoản, NĐT cần hiểu rõ các thuật ngữ và khái niệm cơ bản sau.
DEX: Đây là một nền tảng chạy tự động mà không có bất kỳ sự can thiệp của một bên trung gian nào. Dexes được xem là hệ thống giao dịch điện tử giúp các nhà cung cấp thanh khoản thực hiện khả năng đóng góp tài sản kỹ thuật số của mình.
Yield: Là phần thưởng từ DeFi cho các nhà cung cấp thanh khoản được tính theo Block dưới dạng phí giao dịch hoặc các mã thông báo LP. Hoặc ở các nền tảng DeFi khác, lợi nhuận mà các nhà đầu tư nhận được là lãi suất tích lũy hoặc số cổ phần nắm giữ trong dự án.
CeFi: đề cập đến các tổ chức tập trong trong thị trường giao dịch tiền điện tử.
TraFi: là viết tắt của tài chính truyền thống, chúng thể hiện những tổ chức tài chính thông thường mà chúng ta vẫn thường xuyên giao dịch như: ngân hàng, quỹ đầu cơ, sàn giao dịch chứng khoán….Trong giao thức DeFi, TraFi là các tài liệu tham chiếu để đề ra những chiến lược cụ thể.
AMM: khi tham gia khai thác thanh khoản, NĐT cần nắm rõ về AMM (hợp đồng thông minh), được ra đời để dự trữ tính thanh khoản trong một nhóm.
Xem thêm các bài viết khác:
IV. Lợi ích của Liquidity Mining
1. Phân phối công bằng qua các mã thông báo quản trị
Đa phần các nền tảng DeFi sẽ thưởng LP theo tỷ lệ đóng góp của các nhà cung cấp thanh khoản trên tổng nhóm. Các LP có đóng góp nhiều hơn sẽ nhận được số token tương xứng với các rủi ro mà họ phải chịu. Mã thông báo quản trị dùng để:
- Tham gia bỏ phiếu đề xuất phát triển
- Bỏ phiếu những thay đổi quan trọng trong các giao thức.
2. Lợi nhuận từ chênh lệch giá
Ví dụ 1 pool trên Uniswap với cặp ETH và DAI là 200 ETH và 50.000 DAI, từ đó ta tính được K lúc này sẽ là khoảng 10.000.000 và giá trị của 1 ETH=400 DAI
Nếu một người nào đó muốn mua 80 ETH từ pool thì lượng ETH lúc này chỉ còn 120 ETH và vì lúc này lượng K là không thay đổi nên số lượng DAI sẽ tăng lên khoảng 83.000 DAI.
Để có thể mua 1 ETH lúc này, người mua sẽ phải trả 691,6 DAI thay vì 400 DAI như lúc ban đầu. Sự chênh lệch 33.000 DAI cho giao dịch từ việc mua 80 ETH này sẽ được chia cho các LP theo tỉ lệ đóng góp của họ. Nếu tỉ lệ bỏ vào pool càng cao thì lợi nhuận NĐT nhận được càng nhiều và ngược lại.
3. Rủi ro Liquidity Mining
Kênh đầu tư nào cũng mang lại nhiều cơ hội và tiềm ẩn rủi ro đối với người tham gia, Liquidity Mining cũng không ngoại lệ. Sau đây là những rủi ro từ khai thác thanh khoản.
Tổn thất vĩnh viễn: Rủi ro lớn nhất mà các NĐT khi tham gia vào Liquidity Mining là khả năng bị lỗ trong trường hợp giá token của họ liên tục suy giảm. Người ta gọi đây là khoản lỗ vô thường, vì nó chỉ có thể được thực hiện nếu người khai thác quyết định rút các mã thông báo với giá thấp.
Exit Scam: Do đây là hình thức đầu tư trên nền tảng công nghệ kỹ thuật số, nên khả năng các nhà phát triển đằng sau giao thức DeFi đóng cửa và biến mất cùng số vốn của người tham gia là có thật và đã từng xảy ra. Ví dụ như: Sự cố kéo thảm Compounder Finance đã khiến các trader mất hơn 12,5 triệu đô la.
Bảo mật thấp: Lỗ hỏng kỹ thuật số từ giao thức DeFi, có thể khiến các hacker có thể phá vỡ đi hệ thống bảo mật từ các giao thức và lấy đi tất cả các số tiền đầu tư của người tham gia.
V. Nền tảng Liquidity Mining tốt nhất
Để có thể tham gia vào công cuộc khai thác thanh khoản, NĐT có thể xem xét và đặt niềm tin ở 1 trong 2 DEX phổ biến sau:
1. UniSwap
Uniswap là một hình thức thanh toán tự động và một trong những sàn giao dịch phi tập trung lớn nhất hiện nay. Các trader có thể trở thành một trong những nhà cung cấp thanh khoản cho một pool bằng cách gửi số tiền có giá trị tương ứng với các token vào Uniswap.
Ưu điểm:
- Phí giao dịch thấp
- Không yêu cầu KYC (Kê khai danh tính)
- Toàn quyền kiểm soát tài sản
Nhược điểm
- Hợp đồng thông minh giả mạo
- Nhiều cuộc tấn công lừa đảo
- Giao dịch không thành công
2. Balancer
Balancer cũng được xem là một sàn giao dịch phi tập trung và là sản phẩm tối ưu thay thế sàn Uniswap. Tuy nhiên, các giao dịch tại Balancer sẽ được thực hiện một cách linh hoạt hơn nhờ vào các giao dịch trực quan, nhóm thanh khoản sẽ được thực hiện không giới hạn ở hai mã thanh toán nhờ vào nền tảng hỗ trợ tối đa tám mã thông báo khác nhau trong cùng một nhóm duy nhất.
Ưu điểm:
- Hợp đồng thông minh an toàn và hạn chế rủi ro
- Thực hiện nhiều lần kiểm toán công khai
- Token ERC-20 có nhiều sự lựa chọn để giao dịch
Nhược điểm:
- Có lỗ hỏng trong hệ thống
- Chỉ hỗ trợ các token ERC-20
- Phí gas cao vì sử dụng mạng Ethereum
Hy vọng những thông tin cung cấp trên sẽ phần nào giúp các NĐT giải đáp câu hỏi “ Liquidity Mining là gì”, để có thể biết thêm nhiều kiến thức về thị trường tài chính, mời qúy nhà đầu tư theo dõi GÓC KIẾN THỨC tại Saigon Futures.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Công Ty Cổ Phần Saigon Futures
- MST: 0315173341
- Hotline: 028.6686.0068
- Email: cskh@saigonfutures.com
- Fanpage: Saigon Futures Inc.
- Youtube: Saigon Futures
- LinkedIn: Saigon Futures_Commodity Trading Firm
- Trụ sở chính: 506 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 4, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
- VPGD Hà Nội: Tầng 9, Tháp A, tòa nhà Sky City Tower, 88 Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội
- VPGD Sài Gòn: Tầng 1 tòa nhà Master Building, 41-43 Trần Cao Vân, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh