
Giao dịch hợp đồng tương lai vàng là gì (Gold Future)?
Nội dung chính
Hiện nay có rất nhiều hình thức đầu tư vàng trên thị trường tài chính, các nhà đầu cơ có thể giao dịch vàng qua hợp đồng chênh lệch (CFDs), đầu tư vàng bằng hợp đồng quyền chọn (Gold Options), giao dịch qua các quỹ đầu tư ETFs, hoặc giao dịch qua hợp đồng tương lai vàng (Golf Futures). Mỗi kênh đầu tư đều có ưu nhược điểm khác nhau, tùy theo mục đích và yêu cầu của nhà đầu tư mà có thể lựa chọn phương pháp giao dịch thích hợp với mình nhất.
Hợp đồng tương lai là một khái niệm khá mới được nhiều nhà đầu tư quan tâm gần đây. Đặc biệt câu hỏi có thể giao dịch hợp đồng tương lai vàng không cũng trở nên “hot” không kém. Hợp đồng tương lai vàng là gì? Làm thế nào để có thể giao dịch hợp đồng tương lai vàng tại Việt Nam? Mời quý nhà đầu tư cùng đọc qua bài viết sau để giải đáp
I. Hợp đồng tương lai vàng là gì?
Trước khi hiểu hợp đồng tương lai vàng là gì, nhà đầu tư cần tìm hiểu về khái niệm hợp đồng tương lai. Đây là những hợp đồng giao dịch các tài sản cơ sở, được chuẩn hóa về khối lượng, giá trị hợp đồng, giá giao dịch và thời điểm nhận hàng tại một thời điểm trong tương lai. Hai bên tham gia được gọi là “bên mua” và “bên bán” giữ những vai trò và nghĩa vụ nhất định, được quy định bởi hợp đồng tương lai đã ký kết.
Từ khái niệm trên, ta có thể hiểu hợp đồng tương lai vàng là một thỏa thuận mua/bán và giao nhận vàng, tại một thời điểm trong tương lai với mức giá đã thỏa thuận trước. Hợp đồng tương lai vàng sẽ có sự ràng buộc về mặt pháp lý, hai bên mua – bán có nghĩa vụ thực hiện theo những thỏa thuận đã được ký kết từ trước.
Hợp đồng tương lai vàng sẽ được chuẩn hóa về loại vàng, chất lượng vàng, khối lượng giao dịch và giá trị của hợp đồng, hình thức giao nhận – hàng giữa hai bên bao gồm thời điểm giao dịch. Chỉ có giá là sẽ biến đổi theo xu hướng của thị trường.
Tương tự với các loại hợp đồng tương lai khác, khi giao dịch vàng nhà đầu tư có thể tự do long (mua) hoặc short (bán) mà không cần phải nắm tài sản cơ sở trong tay. Điều này chính là một trong những điểm hấp dẫn của hợp đồng tương lai vàng, giúp nhân đôi cơ hội để nhà đầu tư kiếm lời, tuy nhiên điều quan trọng chính là các nhà đầu tư cần phải xác định đúng xu hướng giá trong tương lai để đưa ra những quyết định chính xác nhất.
II. Ví dụ về giao dịch HĐTL vàng
Như đã nói ở trên, hợp đồng tương lai cho phép nhà đầu tư giao dịch 2 chiều, do đó việc đặt lệnh mua – bán cũng cần phải suy xét kỹ lưỡng để mang lại lợi nhuận lớn nhất.
Đối với vị thế mua – long: nhà đầu tư nắm vị thế long, chính là mong muốn giá hàng hóa sẽ tăng. Điều này có nghĩa là mua thấp – bán cao.
Bạn mua vào một hợp đồng tương lai vàng ở mức giá $50 kỳ hạn T5/2022, trước ngày đáo hạn, nếu bạn bán với mức giá là $55, bạn sẽ mời $5/đơn vị hàng hóa. Lấy $5 đó nhân với khối lượng vàng trong hợp đồng đã ký kết, bạn sẽ ra mức lợi nhuận mà mình có được khi kết thúc một hợp đồng.
Ngược lại, nếu giá vàng giảm và phải bán trước ngày đáo hạn, nghĩa là nhà đầu tư đang giao dịch lỗ.
Đối với vị thế bán – short: để nắm vị thế này, nhà đầu tư phải bán khống một khối lượng hàng hóa dù trong tay không có tài sản cơ sở. Để hoàn thiện một hợp đồng, các nhà đầu tư giữ vị thế bán sẽ phải thực hiện lệnh mua lại trước ngày đáo hạn.
Dự đoán xu hướng giá vàng sẽ giảm trong tương lai, nhà đầu tư sẽ short hợp đồng tương lai vàng. Nghĩa là nhà đầu tư sẽ có lời nếu giá vàng tiếp tục giảm. Khi giá hạ đến mức mong muốn, nhà đầu tư sẽ thực hiện một lệnh ngược lại là long – mua lại để kết thúc một hợp đồng. Lợi nhuận sẽ là chênh lệch giữa giá mua và giá bán.
Từ những điều trên có thể thấy, dù hợp đồng tương lai cho phép nhà đầu tư giao dịch 2 chiều. Tuy nhiên cũng sẽ phải tuân theo định luật giá mua thấp hơn giá bán thì mới có lãi.
Xem thêm các bài viết khác:
- Hợp đồng Cà Phê tương lai
- Hợp đồng tương lai Dầu Thô
- Hợp đồng tương lai Ngô
- Hợp đồng tương lai Lúa Mì
- Đầu tư hàng hóa phái sinh
III. Các đặc tính quan trọng của HĐTL vàng
1. Chi tiết hợp đồng về Gold Futures
Hợp đồng hàng hóa là một dạng hợp đồng chuẩn hóa, các thông số kỹ thuật của hợp đồng sẽ được quy định bởi sàn giao dịch. Hiện trên thế giới có rất nhiều sàn giao dịch hợp đồng tương lai vàng, mỗi sàn sẽ có mức quy định về thông số kỹ thuật riêng. Do đó, khi giao dịch nhà đầu tư nên đọc kỹ bảng chuẩn hóa hợp đồng tại sàn giao dịch đăng ký.
Chi tiết hợp đồng | |
Ký hiệu sản phẩm | GC |
Sàn giao dịch | COMEX |
Kích thước hợp đồng | 100 troy ounces |
Bước giá | $ 0,10 / troy ounce |
Báo giá | USD và xu trên mỗi troy ounce |
Phương thức giao hàng | Giao vàng vật chất |
Giờ giao dịch | CME Globex: Chủ Nhật – Thứ Sáu: 6 PM – 5 PM (ngày hôm sau)
CME ClearPort: Chủ Nhật – Thứ Sáu: 6 PM – 5 PM (ngày hôm sau) |
Tháng giao dịch | Những hợp đồng hàng tháng được thống kê trong ba tháng liên tiếp và bất kỳ tháng 2, 4, 8 và tháng 10 nào trong 23 tháng gần nhất và bất kỳ tháng 6 và tháng 12 nào trong 72 tháng gần nhất. |
Thời gian giao hàng | Giao hàng có thể thực hiện vào bất kỳ ngày làm việc nào bắt đầu, kể từ ngày làm việc đầu tiên của tháng hoặc bất kỳ ngày làm việc tiếp theo nào của tháng giao hàng, nhưng không muộn hơn ngày làm việc cuối cùng của tháng giao hàng hiện tại. |
Thời gian chấm dứt giao dịch | 12:30 PM (giờ Chicago) vào ngày làm việc cuối cùng thứ ba của tháng giao hàng. |
Chi tiết hợp đồng tương lai vàng trên sàn COMEX
Đây là một bảng chi tiết hợp đồng tương lai vàng đầy đủ, tuy nhiên, vàng cũng sẽ được giao dịch dưới dạng hợp đồng mini và E-mini. Tuy nhiên hầu hết các hợp đồng tương lai vàng đều tương tự nhau, ngoại trừ kích thước hợp đồng và bước giá.
2. Ký quỹ và đòn bẩy trong giao dịch HĐTL vàng
Ký quỹ là một yếu tố bắt buộc trong giao dịch hợp đồng tương lai. Ký quỹ có thể xem là một khoản tiền đặt cọc mà nhà đầu tư phải ứng trước, nhằm đảm bảo khả năng thanh toán của bên tham gia thị trường. Tuy nhiên, mức ký quỹ khi giao dịch hợp đồng tương lai khá thấp, chỉ bằng 10-15% tổng giá trị hợp đồng giao dịch. Mỗi dạng hợp đồng sẽ có mức ký quỹ khác nhau.
Ký quỹ có thể hiểu như một cam kết đảm bảo năng lực thanh toán của tài khoản giao dịch, do đó nếu ký quỹ xuống thấp hơn mức yêu cầu thì sẽ xuất hiện tình trạng call margin thông báo đến nhà đầu tư bổ sung tiền vào tài khoản để đảm bảo giao dịch. Tại Việt Nam, call margin sẽ được thông báo bởi Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam, nếu ký quỹ đến mức càng thấp, tài khoản giao dịch có thể bị “cháy” và hủy giao dịch.
Khác với chứng khoán, thị trường hàng hóa thực hiện thanh toán bù trừ mỗi ngày, do đó trung tâm thanh toán bù trừ sẽ giải quyết các lệnh lãi lỗ sau khi kết thúc phiên. Do đó, các nhà đầu tư cần phải thận trọng hơn theo dõi số ký quỹ để kịp thời điều chỉnh và giải quyết.
IV. Những ưu điểm và rủi ro khi đầu tư Gold Futures
Vàng được xem là một kênh dự trữ an toàn và chống lạm phát hiệu quả
1. Ưu điểm của đầu tư hợp đồng tương lai vàng (Gold Futures)
Vàng được giao dịch dưới nhiều hình thức, bên cạnh hợp đồng quyền chọn và ETFs, đầu tư “dự trữ” cũng rất được ưa chuộng. Vậy lý do gì để các nhà đầu tư ưu tiên lựa chọn hợp đồng tương lai vàng trong thời gian gần đây?
Tính thanh khoản cao: như mọi hợp đồng tương lai khác, hợp đồng tương lai vàng cũng được giao dịch tập trung tại sàn quốc tế lớn. Các thông số hợp đồng đều có những quy chuẩn riêng về khối lượng, bước giá, giá trị hợp đồng,…. Vì được giao dịch tập trung và công khai nên thị trường này có tính minh bạch cao và thanh khoản lớn. Hạn chế về việc khống chế bị thường.
Lợi thế đòn bẩy: hợp đồng tương lai có tỷ lệ ký quỹ thấp, điều này có nghĩa là chỉ với một mức vốn nhỏ, nhà đầu tư có thể đạt được lợi nhuận lớn gấp nhiều lần giá trị bỏ ra.
Dễ dàng cập nhật thay đổi giá: giá các loại hợp đồng tương lai vàng đều được niêm yết và công khai minh bạch tại các sàn giao dịch hàng hóa lớn trên thế giới. Đồng thời, phần mềm giao dịch hàng hóa phái sinh CQG liên kết cùng các sàn giao dịch lớn trên thế giới, hỗ trợ các nhà đầu tư đặt lệnh giao dịch và theo dõi giá trực tiếp tại phần mềm.
Cho phép bán khống: kể cả khi không có tài sản trong tay, các nhà đầu tư vẫn được phép bán khống hàng hóa bằng cách thực hiện lệnh “short-bán”, để kết thúc hợp đồng nhà đầu tư chỉ cần tạo vị thế ngược lại là lệnh long.
2. Rủi ro của NĐT hay gặp khi giao dịch hợp đồng tương lai vàng (Gold Futures)
Giá vàng chịu tác động mạnh từ nhiều yếu tố, đặc biệt là khi thị trường biến động mạnh từ kinh tế hay chính trị, cũng đều có thể làm giá vàng tăng vọt. Do đó có thể thấy mức độ biến động tại thị trường vàng là vô cùng lớn, các nhà đầu tư có thể kiếm lời nhanh nhưng đồng thời rủi ro cũng lớn.
Tuy nhiên, việc giao dịch HĐTL vàng tại Việt Nam chưa chính thức được cấp phép. Những nhà đầu tư muốn giao dịch HĐTL vàng, buộc phải giao dịch tự do trực tiếp tại các sàn giao dịch lớn trên thế giới, tất nhiên việc gặp phải những rủi ro là điều không thể tránh khỏi.
Đòn bẩy cao cũng chính là con dao 2 lưỡi đối với các nhà đầu tư. Nếu giá vàng biến động ngược chiều giao dịch, thì nhà đầu tư cũng sẽ tổn thất rất lớn so với mức vốn ban đầu đã bỏ ra.
V. HĐTL vàng – Công cụ để giao dịch và đầu cơ
Giá trên thị trường vàng có nhiều biến động lớn theo diễn biến thị trường kinh tế, chính trị, mỗi khi nền kinh tế thế giới có sự tác động mạnh mẽ từ nhiều lý do. Bên cạnh đó, giao dịch trên thị trường phái sinh là giao dịch T+0, có nghĩa là các nhà đầu tư có thể kết thúc hợp đồng chỉ trong ngày giao dịch. Bên cạnh đó, kết hợp với những ưu điểm trên, có thể thấy giao dịch vàng trên thị trường hàng hóa chính là một công cụ lướt sóng hiệu quả và hấp dẫn đối với các nhà đầu cơ.
Vàng là kim loại quý có sự biến động lớn
Cơ bản, có 3 phương thức giao dịch chủ yếu tại thị trường vàng tương lai.
Day trader: là các NĐT giao dịch trong ngày. Thường các lệnh sẽ không để qua đêm phòng rủi ro khi giá vàng bỗng biến động bất chợt “không kịp trở tay”. Thông thường các nhà đầu tư theo trường phái này sẽ giao dịch các hợp đồng ngắn hạn, có độ biến động cực mạnh để có thể nhanh chóng có lãi. Các nhà giao dịch Day Trader thường sử dụng các phân tích kỹ thuật là chủ yếu để phân tích xu hướng giá và điểm ra-vào lệnh.
Swing trader: là những nhà giao dịch nắm vị thế qua đêm, thường giao dịch ngắn hạn trong vài ngày hoặc trong tháng. Thường các nhà đầu tư trường phái này sẽ áp dụng nhiều phân tích kỹ thuật “dài hơi” để giao dịch, kết hợp cùng các phân tích vĩ mô ngắn hạn để đưa ra xu hướng thị trường trong thời gian ngắn.
Position trader: là những nhà giao dịch nắm vị thế trong thời gian dài, thường hơn 1 tháng đến vài ba tháng. Để an toàn các nhà đầu tư theo phương pháp này sẽ lựa chọn các hợp đồng có kỳ hạn dài hơn, giá không biến động quá mạnh nhưng thường ổn định. Thông thường để giao dịch dài hạn thì các nhà đầu tư sẽ kết hợp giao nhận hàng thực để đảm bảo về giá. Đối với nhà đầu tư Position Trader, họ sẽ thường sử dụng các phân tích kinh tế vĩ mô dài hạn để phân tích xu hướng giá cả hàng hóa trong tương lai, các yếu tố tác động đến giá.
VI. Giao dịch HĐTL vàng như thế nào để hạn chế rủi ro
Tương tự như các hợp đồng tương lai khác, giao dịch hợp đồng tương lai vàng cũng là một công cụ phòng hộ rủi ro giá hiệu quả.
1. Phòng ngừa rủi ro trước giá vàng tăng bằng HĐTL vàng
Một số doanh nghiệp thu mua giá vàng, nếu dự đoán giá vàng sẽ tăng trong tương lai, để bảo hiểm rủi ro sẽ mở vị thế mua hợp đồng tương lai vàng trên thị trường hàng hóa.
Phương pháp này sẽ được áp dụng cho các doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro về giá mua, lợi nhuận từ thị trường tương lai sẽ bù đắp phần chênh lệch giữa giá mua mong muốn và giá mua thực thế của doanh nghiệp. Đảm bảo doanh nghiệp doanh nghiệp sẽ mua được hàng với mức giá mong muốn.
2. Hạn chế rủi ro trước giá vàng tăng bằng cách sử dụng HĐTL vàng
Ngược lại vị thế mua, vị thế bán chính là phương pháp phòng hộ rủi ro khi giá vàng giảm. Như đã nói ở trên, thị trường tương lai cho phép nhà đầu tư giao dịch 2 chiều, để kết thúc hợp đồng các nhà đầu tư cần phải thực hiện lệnh trái ngược vị thế đang nắm giữ. Tuy nhiên trên cơ bản nguyên tắc tính lợi nhuận của hợp đồng tương lai vẫn tương tự các dạng giao dịch tài chính khác – “mua thấp – bán cao”.
Vì thế việc nắm vị thế bán ở giá cao, nếu thị trường càng giảm điểm các nhà đầu tư càng có lời.
VII. Cách giao dịch HĐTL vàng
Như đã trình bày ở trên, HĐTL vàng sẽ có 2 chiều giao dịch là mua thuận và bán khống. Để tìm kiếm lợi nhuận dựa vào sự chênh lệch giá, nhà đầu tư cần phải phân tích xu hướng giá có thể diễn ra, từ đó đưa ra những quyết định giao dịch phù hợp nhất.
1. Vị thế long (mua) HĐTL vàng để kiếm lợi nhuận từ giá vàng tăng
Đối với các nhà đầu cơ, nếu dự đoán giá tăng thì sẽ mở vị thế mua, chờ đợi giá vàng lên và kết thúc hợp đồng bằng lệnh bán tại vị trí giá kỳ vọng. Lợi nhuận sẽ là phần chênh lệch giữa giá mua và giá bán.
Đối với các doanh nghiệp việc tham gia giao dịch trên thị trường hàng hóa chính là một phương pháp phòng ngừa rủi ro. Kết hợp với giao nhận hàng thực, hợp đồng tương lai giúp doanh nghiệp có thể mua hàng hóa với mức giá mong muốn.
Ví dụ: Doanh nghiệp A muốn mua 100 troy ounce với mức giá $900/ounce. Để phòng hộ rủi ro, doanh nghiệp này cũng đồng thời mở vị thế mua 1 hợp đồng tương lai vàng có kích thước là 100 troy ounce, tại mức giá $885. Tổng giá trị hợp đồng hiện tại là 88.500 USD.
Giả sử 1 tuần sau kết thúc hợp đồng, giá vàng tăng đến mức $910/ounce, nhà đầu tư mua vàng ở mức giá cao hơn mong đợi, tuy nhiên hợp đồng tương lai lại có lợi nhuận, giá trị bằng mức chênh lệch giá mua – bán: (910 – 885)x100 = 2.500 USD
Tương tự, đối với các nhà đầu cơ trên thị trường hàng hóa cũng sẽ có lợi nhuận với công thức trên mà không cần thực hiện giao dịch hàng thực.
2. Vị thế short (bán) HĐTL vàng để kiếm lợi nhuận từ giá vàng giảm
Bán khống là một trong những đặc điểm thu hút nhiều nhà đầu tư tại thị trường hàng hóa. Không cần có tài sản cơ sở trong tay, nhà đầu tư vẫn có thể thực hiện lệnh bán (short) hợp đồng với kỳ hạn ở tương lai.
Ví dụ: NĐT dự đoán giá vàng có thể giảm trong tương lai, nên đã mở vị thế bán một khối lượng hàng hóa bằng HĐTL tại mức giá $700. Gần tới ngày kỳ hạn hợp đồng, khi gần đến thời hạn kết thúc hợp đồng, nhà đầu tư thực hiện lệnh long (mua) tại mức giá $655 để kết thúc hợp đồng. Lợi nhuận mà nhà đầu tư có được chính là số tiền chênh lệch giữa giá mua và giá bán, nhân với khối lượng hợp đồng vàng mua. Nếu sử dụng các số liệu tương tự với hợp đồng ở ví dụ trên, ta có lợi nhuận thu được là: (700-655)x100 = 4.500 USD.
VIII. Các loại giao dịch kim loại khác
Bên cạnh vàng, giao dịch một số hợp đồng tương lai kim loại khác cũng được nhiều nhà đầu tư quan tâm.
1. Sàn giao dịch hàng hóa COMEX
Là một trong những thành viên chủ đạo của khối CME Group. Sàn giao dịch hàng hóa COMEX chủ yếu giao dịch các sản phẩm kim loại, đặc biệt là kim loại quý. Sản phẩm giao dịch nổi bật của sàn này bao gồm:
- Hợp đồng tương lai bạch kim
- Hợp đồng tương lai đồng
- Hợp đồng tương lai bạc
- Hợp đồng tương lai quặng sắt
- Hợp đồng tương lai vàng
2. Sàn giao dịch London Metal Exchange – LME
Là một sàn giao dịch tương lai về hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai kim loại lớn nhất thế giới. Sàn giao dịch Kim loại Luân Đôn (LME) cung cấp các hợp đồng với ngày đáo hạn 3 tháng từ ngày giao dịch, cũng như các hợp đồng dài ngày tới 123 tháng.
Một số mặt hàng kim loại được giao dịch tại LME bao gồm:
- Hợp đồng tương lai đồng LME
- Hợp đồng tương lai nhôm LME
- Hợp đồng tương lai chì LME
- Hợp đồng tương lai thiếc LME
- Hợp đồng tương lai kẽm LME
- Hợp đồng tương lai niken LME
3. Sàn giao dịch hàng hóa Tokyo
Là sàn giao dịch hàng hóa lớn nhất Nhật Bản, TOCOM cung cấp sản phẩm giao dịch các mặt hàng kim loại quý cùng một số sản phẩm năng lượng liên quan đến dầu mỏ. Bên cạnh vàng là sản phẩm giao dịch chủ chốt tại sàn TOCOM với khối lượng giao dịch cao nhất trong nhiều năm, thì các sản phẩm kim loại quý khác như bạch kim, đồng, palladium,….cũng được nhiều nhà đầu tư quan tâm giao dịch và mang lại lợi nhuận lớn.
IX. Tổng kết
Có thể thấy thị trường vàng hiện vẫn còn nhiều phức tạp và tiềm ẩn rủi ro đối với nhà đầu tư Việt Nam. Bên cạnh đó, đầu tư Vàng trên thị trường hiện vẫn chưa được pháp luật Việt Nam công nhận và đảm bảo an toàn cho các nhà đầu tư.
Thay vào đó, các sản phẩm đầu tư những dòng kim loại quý khác như bạch kim và bạc đã được niêm yết và giao dịch tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam sẽ là một lựa chọn an toàn trong thời điểm hiện tại.
Bên cạnh đó, kênh đầu tư hàng hóa phái sinh hiện được cấp phép bởi Bộ Công Thương Việt Nam, với sự liên thông từ Sở Giao dịch Hàng hóa, các nhà đầu tư có thể yên tâm giao dịch tại các sàn hàng hóa lớn trên thế giới như COMEX, LME, TOCOM.
Việc tìm hiểu các yếu tố về cấu trúc thị trường, phương pháp giao dịch và tính pháp lý là vô cùng quan trọng đối với các nhà đầu tư f0 có ý định gia nhập thị trường. Do đó cần phải tìm hiểu chi tiết và rõ ràng để đưa ra những quyết định đúng đắn.
Saigon Futures kính chúc nhà đầu tư giao dịch thành công!
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN GIAO DỊCH PHÁI SINH HÀNG HÓA MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Công Ty Cổ Phần Saigon Futures
- MST: 0315173341.
- Hotline: 028.6686.0068
- Email: cskh@saigonfutures.com
- Fanpage: Saigon Futures Inc.
- Youtube: Saigon Futures.
- LinkedIn: Saigon Futures_Commodity Trading Firm.
- Trụ sở chính: 506 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 4, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
- VPGD Hà Nội: Tầng 9, Tháp A, tòa nhà Sky City Tower, 88 Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội.
- VPGD Sài Gòn: Tầng 1 tòa nhà Master Building, 41-43 Trần Cao Vân, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.