
Giới thiệu về hợp đồng tương lai Đường trên thị trường hàng hóa phái sinh
Nội dung chính
Đường có thể được sản xuất từ hai loại nguyên liệu chính là mía và củ cải đường. Trong 10 năm qua, hoạt động sản xuất đường có sự chuyển dịch về phía các quốc gia sản xuất đường mía trong khi diện tích củ cải đường ngày càng bị thu hẹp.
Cùng SaigonFutures tìm hiểu các thông tin chi tiết về Đường 11 trên thị trường giao dịch phái sinh hàng hóa và chi tiết về hợp đồng tương lai đường nhé.
I. Chuỗi giá trị đường
Nơi trồng
Mía được trồng chủ yếu tại khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, ưa sáng và cần nhiều nước. Mía là cây công nghiệp lấy đường quan trọng của ngành công nghiệp đường, thông thường lượng đường trong mía khoảng từ 10% -12%. Mía được trồng nhiều ở các khu vực như châu Á, châu Mỹ – Latin và châu Phi.
Củ cải đường là nông phẩm được trồng chủ yếu tại khu vực ôn đới, lạnh như Châu Âu, Hoa Kỳ, Trung Quốc. Lượng đường trong củ cải đường từ 14% – 18%.
(Tình hình sản xuất và tiêu thụ đường trên thế giới tham khảo tại Hình 1)
Hình 1: Các nước sản xuất và tiêu thụ đường trên thế giới
Diện tích các khu vực trồng mía trên thế giới hiện đang ở mức 27,4 triệu. Trong đó, vùng nguyên liệu mía ở Brazil chiếm hơn 40% diện tích mía toàn thế giới, nhờ điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi cho phát triển mía nguyên liệu, cũng như các chính sách hỗ trợ và đẩy mạnh ngành mía đường của Chính phủ Brazil. Theo sau là Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan và Úc. Đây đều là những quốc gia đầu ngành trong sản xuất và xuất khẩu đường thế giới.
Củ cải đường được trồng chủ yếu ở châu Âu do thời tiết và thổ nhưỡng thuận lợi để trồng trọt và sản xuất củ cải đường. Tổng diện tích đạt 5,1 triệu ha. Các quốc gia có diện tích trồng củ cải đường lớn nhất là Nga (23%), Mỹ (10%), Đức (8%) (Tham khảo tại Hình 2)
Hình 2: Các quốc gia ảnh hưởng lớn đến ngành đường thế giới giai đoạn 2005 – 2016
Thu hoạch
Thời gian thu hoạch mía và củ cải đường khác nhau. Đến mùa thu hoạch (khoảng 12 – 16 tháng), nông dân chặt mía thủ công hoặc bằng máy và vận chuyển đến nhà máy ép trong vòng 16 tiếng sau đó để tránh chữ đường trong mía bị giảm. Trong khi đó, thời gian thu hoạch của củ cải đường ngắn hơn mía (5 – 6 tháng).
Hình 3: Vụ mùa của mía và củ cải ở các nước trên thế giới
Chế biến
Về cơ bản, quy trình sản xuất đường từ củ cải đường và từ mía tương đối giống nhau. Đầu tiên, mía và củ cải đường được xay ép, lắng lọc, nấu đường, ly tâm sau đó sấy khô để tạo thành phẩm là đường thô và cuối cùng là đường tinh luyện.
Đường thô
Là đường sacaroza được làm sạch, kết tinh có độ Pol thường từ 96% – 99%, tinh thể có bám một lớp mật đường màu vàng, chủ yếu được dùng làm nguyên liệu để sản xuất đường tinh luyện. Đường thô có thể được chế biến từ nguyên liệu là mía hoặc củ cải đường. Đường thô sản xuất từ mía không nhất thiết phải qua công đoạn tinh luyện ngay lập tức mà vẫn có thể lưu kho và xuất khẩu. Trong khi đó, đường thô được sản xuất từ củ cải đường thì phải được tinh luyện sau đó để loại bỏ mùi vị của củ cải.
Đường tinh luyện
Trong thành phần của đường thô vẫn còn chứa mật rỉ, cần phải qua một công đoạn loại bỏ tạp chất và tẩy màu để thành đường tinh luyện có độ Pol lớn hơn 99%. Đây là loại đường được sử dụng chủ yếu trong tiêu dùng hằng ngày và là nguyên liệu đầu vào của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, nước giải khát.
Các nhà máy xay ép và chế biến đường thô chỉ hoạt động trong thời gian thu hoạch mía/củ cải đường trong khi các nhà máy tinh luyện đường có thể hoạt động quanh năm.
Ngoài đường thô và đường tinh luyện, trong quá trình sản xuất còn có các phụ phẩm như:
- Bã chiếm 30-33% trọng lượng của cây mía/củ cải, được dùng chất đốt trong lò hơi để sản xuất điện. Điện sản xuất được sẽ được sử dụng để chạy nhà máy xay ép mía và bán thương phẩm.
- Mật rỉ chiếm 5% trọng lượng, được dùng trong chế biến thực phẩm và sản xuất cồn etylic, nguyên liệu đầu vào sản xuất rượu hay nhiên liệu ethanol.
- Chất vi sinh chiếm 3%-5% trọng lượng, dùng làm phân bón trong quá trình trồng trọt.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- So sánh hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn
- Hợp đồng cà phê tương lai
- Hợp đồng tương lai lúa mì
II. Tình hình xuất nhập khẩu
Đường là một nông sản quan trọng được giao dịch trên toàn thế giới. Tuy nhiên có đến 71% lượng đường được tiêu thụ ngay tại quốc gia sản xuất nên quy mô thương mại đường thế giới chỉ vào khoảng trên dưới 60 triệu tấn và 24 tỷ USD hằng năm. Ngay cả những quốc gia sản xuất đường lớn nhất thế giới như Ấn Độ (~14,6% tổng sản lượng) hay Trung Quốc (~8,5%), do nhu cầu tiêu thụ nội địa quá lớn nên bắt buộc cũng phải nhập khẩu ròng đường mỗi năm. Đường có thể được xuất khẩu dưới dạng đường thô hoặc dưới dạng đường tinh luyện để đưa vào sản xuất và tiêu dùng trực tiếp.
Niên vụ 2017/18, sản lượng đường toàn cầu tăng hơn 20 triệu tấn (+11,8% yoy), đạt mức kỷ lục gần 195 triệu tấn đường (theo USDA), từ 27 triệu ha mía và 05 triệu ha củ cải. Tiêu thụ đường toàn cầu tăng nhẹ, đạt hơn 174 triệu tấn (+1,7% yoy). Đường được giao dịch từ 55 – 60 triệu tấn mỗi năm (~30% sản xuất). Các quốc gia có nhu cầu tiêu thụ đường lớn hơn sản lượng sản xuất nội địa như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia phải nhập khẩu đường hàng năm, phụ thuộc vào nguồn cung đường từ các quốc gia xuất khẩu như Brazil và Thái Lan. (Tham khảo tại Hình 4)
Hình 4: Các nước xuất, nhập khẩu đường trên thế giới
III. Chi tiết hợp đồng
Hàng hóa giao dịch | Đường 11 ICE US |
Mã hàng hóa | SBE |
Độ lớn hợp đồng | 112 000 pound/ lot |
Đơn vị yết giá | cent / pound |
Thời gian giao dịch | Thứ 2 – Thứ 6:
15:30 – 01:00 (ngày hôm sau) |
Bước giá | 0.01 cent / pound |
Tháng đáo hạn | Tháng 3, 5, 7, 10 |
Ngày đăng ký giao nhận | 5 ngày làm việc trước ngày thông báo đầu tiên |
Ngày thông báo đầu tiên | Ngày làm việc đầu tiên của tháng đáo hạn |
Ngày giao dịch cuối cùng | Ngày làm việc cuối cùng của tháng trước tháng đáo hạn |
Ký quỹ | Theo quy định của MXV |
Giới hạn vị thế | Theo quy định của MXV |
Biên độ giá | Không quy định |
Phương thức thanh toán | Giao nhận vật chất |
Tiêu chuẩn chất lượng | Tiêu chuẩn được chi tiết bên dưới |
IV. Tiêu chuẩn đo lường
Theo quy định của sản phẩm Đường 11 (Sugar No. 11) giao dịch trên Sở giao dịch ICE. Đường 11 – đáp ứng tiêu chuẩn giao nhận của ICE về đường mía thô, độ phân cực trung bình đạt 96%.
SaigonFutures mong các thông tin trên mà chúng tôi mang lại sẽ có ích cho các nhà đầu tư đang muốn tìm hiểu thêm và thị trường đầu tư hàng hóa. Kính chúc các nhà đầu tư trong năm 2022 thật nhiều sức khỏe và có nhiều kiến thức để có thể thành công trên thị trường đầu tư.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Công Ty Cổ Phần Saigon Futures
- MST: 0315173341
- Hotline: 028.6686.0068
- Email: cskh@saigonfutures.com
- Fanpage: Saigon Futures Inc.
- Youtube: Saigon Futures
- LinkedIn: Saigon Futures_Commodity Trading Firm
- Trụ sở chính: 506 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 4, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
- VPGD Hà Nội: Tầng 9, Tháp A, tòa nhà Sky City Tower, 88 Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội
- VPGD Sài Gòn: Tầng 1 tòa nhà Master Building, 41-43 Trần Cao Vân, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh