
Hàng hóa phái sinh có lừa đảo hay không?
Nội dung chính
Trong bất kỳ lĩnh vực nào, đặc biệt là trong giới đầu tư tài chính nói riêng, việc một cái gì đó đi lên và dần phát triển mạnh mẽ luôn mang lại nhiều ý kiến trái trái chiều. Thị trường hàng hóa phái sinh lừa đảo hay hợp pháp vẫn là một đề tài được nhiều người quan tâm. Dù vẫn được công bố rộng rãi và được cấp phép bởi Bộ Công Thương, nhưng thị trường đầu tư hàng hóa vẫn mang lại nhiều tranh cãi về tính pháp lý. Vậy liệu thị trường hàng hóa phái sinh có lừa đảo hay không? Mời các NĐT xem tiếp tại bài viết dưới đây!
I. Hàng hóa phái sinh là gì?
Giao dịch hàng hóa phái sinh là hình thức đầu tư tài chính mà ở đó các NĐT thực hiện mua hoặc bán một khối lượng hàng hóa tiêu chuẩn dựa theo quy định của các sàn giao dịch. Các hợp đồng trên thị trường phái sinh thường được ký kết bởi hai bên tham gia, tiến hành thỏa thuận giao dịch một loại hàng hóa nhất định tại một thời điểm xác định trong tương lai. Các hoạt động mua bán này thường sẽ chịu sự quản lý và kiểm soát bởi các sàn giao dịch quốc tế hoặc là thỏa thuận giữa hai bên ký kết.
Giao dịch hàng hóa phái sinh bao gồm các hợp đồng:
- Hợp đồng tương lai: Là dạng hợp đồng chuẩn hóa, dùng để giao dịch một loại hàng hóa trong tương lai. Giao dịch hợp đồng tương lai hàng hóa sẽ chịu sự quản lý và kiểm soát bởi các Sở giao dịch hàng hóa quốc tế.
- Hợp đồng quyền chọn: là hợp đồng thỏa thuận giao dịch một loại hàng hóa, mà ở đó các bên tham gia sẽ phải thực hiện quyền chọn mua và quyền chọn bán với các trách nhiệm và nghĩa vụ khác nhau.
- Hợp đồng kỳ hạn: là thỏa thuận giao dịch một loại hàng hóa trong tương lai. Khác với hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn sẽ là thỏa thuận giao dịch giữa 2 bên mà không có sự can thiệp và quản lý bởi 1 bên thứ ba (sở giao dịch hay sàn giao dịch).
- Hợp đồng hoán đổi: là một thỏa thuận giữa 2 bên tham gia về sự trao đổi dòng tiền.
II. Những lý do khiến bạn đi đầu tư hàng hóa phái sinh ngay?
Nên đầu tư hàng hóa phái sinh hay không? Là một câu hỏi không quá xa lạ mà nhiều người mới, thậm chí là các nhà đầu tư kỳ cựu trên thị trường đầu tư tài chính. Câu trả lời có nên đầu tư vào một hạng mục nào không nằm ở quyết định và nhu cầu đầu tư của chính bạn. Một số đặc điểm của thị trường hàng hóa phái sinh sau đây sẽ giúp nhà đầu tư có thể tự đưa ra quyết định cho bản thân:
1. Đầu tư hàng hóa phái sinh phòng hộ rủi ro giá hàng hóa
Giao dịch hàng hóa phái sinh được đánh giá cao về mặt phòng hộ rủi ro về giá cho cả người mua và người bán. Đối với các nhà đầu tư có giao dịch hàng thực, hợp đồng phái sinh cho phép các nhà đầu tư mua – bán với một mức giá đã thỏa thuận (hoặc đã xác định từ trước). Điều này giúp các nhà đầu tư có thể giao dịch theo mong muốn và không cần quan tâm đến vấn đề biến động giá cho đến thời điểm giao dịch.
Từ đó các vấn đề về giá sẽ phụ thuộc vào các nhà đầu tư chứ không còn phụ thuộc vào thị trường. Đây là một vấn đề rủi ro chủ quan có thể kiểm soát được và giảm đến mức tối thiểu.
2. Thị trường biến động mạnh nhiều tiềm năng
Đối với các nhà đầu cơ đang đi tìm kiếm những cơ hội kiếm lời lớn, thì thị trường hàng hóa có vẻ là một thị trường tiềm năng. Nhờ tính thanh khoản cao, thị trường sôi động. Hơn hết thị trường hàng hóa còn chấp nhận giao dịch T+0, điều này có nghĩa là các nhà đầu tư có thể chốt lời ngay trong ngày mà không cần đợi 2-3 ngày như các thị trường đầu tư cơ sở khác.
Số lượng hợp đồng đa dạng trên thị trường hàng hóa phái sinh cũng là một điểm mạnh thu hút các nhà đầu tư. Với hơn 35 sản phẩm giao dịch hợp đồng tương lai trên thị trường, bao gồm 4 nhóm lớn bao gồm các hợp đồng tương lai hàng hóa sau:
2.1 Nhóm nông sản:
- HĐTL Ngô và Ngô mini.
- HĐTL Lúa mì và lúa mì mini, Lúa mì Kansas.
- HĐTL Đậu tương và đậu tương mini.
- HĐTL Dầu đậu tương, Khô đậu tương.
- HĐTL Gạo thô
2.2 Nhóm năng lượng:
- HĐTL Dầu WTI, dầu WTI mini, dầu WTI micro, Dầu Brent, Dầu Brent mini, Dầu ít lưu huỳnh.
- HĐTL Khí tự nhiên, Khí tự nhiên mini.
- HĐTL Xăng pha chế.
2.3 Nhóm nguyên liệu công nghiệp:
- HĐTL Cafe Robusta, Cafe Arabica.
- HĐTL Cao su RSS3, Cao su TSR20TSR20.
- HĐTL Bông.
- HĐTL Đường trắng, Đường 11.
- HĐTL Ca cao.
2.4 Nhóm kim loại:
- HĐTL Bạch kim.
- HĐTL Bạc.
- HĐTL Đồng.
- HĐTL Quặng sắt.
- HĐTL Chì LME, Nhôm LME, Kẽm LME, Thiếc LME.
3. Nhân đôi cơ hội kiếm tiền với giao dịch hai chiều
Bán khống là một “điểm sáng” của giao dịch phái sinh so với các kênh đầu tư khác. Các nhà đầu tư có thể thực hiện lệnh bán (short) hàng hóa ngay cả khi không có tài sản cơ sở trong tay. Điều này có thể hiểu như một hình thức mượn sản phẩm để giao dịch, các nhà đầu tư sẽ kết thúc hợp đồng bằng các thực hiện lệnh ngược lại với vị thế đang sở hữu, ở đây là lệnh mua (long).
Với khái niệm trên, có thể thấy các nhà đầu tư có gấp đôi cơ hội kiếm lời cả khi thị trường đang lên hay đang xuống. Nếu dự đoán giá tăng, nhà đầu tư có thể mua, nếu dự đoán giá sẽ giảm, các nhà đầu tư sẽ short hợp đồng tương lai. Bởi vì dù Long hay Short thì lợi nhuận giao dịch vẫn được tính theo công thức mua thấp – bán cao.
III. Liệu hàng hóa phái sinh là một kênh đa cấp, lừa đảo?
1. Được sự cấp phép của Nhà nước
Giao dịch hàng hóa phái sinh tại Việt Nam được cấp phép bởi Bộ Công Thương và chịu sự quản lý bởi Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam. Do đó các nhà đầu tư trên thị trường hàng hóa sẽ được pháp luật bảo hộ và đảm bảo. Các nhà đầu tư không cần phải lo về các vấn đề pháp luật.
Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động trên thị trường
2. Đảm bảo tính minh bạch
Thị trường hàng hóa phái sinh nói chung và hợp đồng tương lai nói riêng sẽ được giao dịch tập trung tại các sàn giao dịch quốc tế lớn như CME, ICE, TOCOM,…. Tại đây các nhà đầu tư hàng hóa trên toàn thế giới sẽ theo dõi diễn biến giá và đặt lệnh, đồng thời cũng sẽ giao dịch hàng thực (nếu muốn). Do đó giá hàng hóa tại đây sẽ minh bạch và công khai, không có hiện tượng thao túng giá như một số thị trường khác.
3. Hàng hóa phái sinh giao dịch liên thông trên các sàn quốc tế
Hiện tại, thị trường hàng hóa phái sinh Việt Nam không có sàn giao dịch hàng hóa, các nhà đầu tư sẽ không trực tiếp thực hiện đầu tư giao dịch tại các sàn quốc tế lớn mà phải thực hiện giao dịch thông qua Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam. Song song theo đó, các mặt hàng sẽ được niêm yết tại các sàn giao dịch hàng hóa quốc tế. Các thông tin về khối lượng giao dịch, giá hàng hóa đều được công khai minh bạch và không chịu sự kiểm soát của bất cứ cá nhân hay tổ chức nào.
IV. Giao dịch hàng hóa phái sinh uy tín ở đâu?
Trước tiên, các nhà đầu tư nên hiểu rằng Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) không trực tiếp hỗ trợ mở tài khoản cho các nhà đầu tư, Sở chỉ là đơn vị điều hành và quản lý thị trường hàng hóa phái sinh. NĐT muốn thực hiện giao dịch phải liên hệ với các thành viên kinh doanh hoặc thành viên môi giới để được tư vấn đầu tư và ký hợp đồng giao dịch hàng hóa. Ngoài những thành viên kinh doanh hoặc thành viên môi giới chính thức của MXV, mọi tổ chức, cá nhân khác đứng ra hỗ trợ giao dịch đều không hoàn toàn uy tín và đảm bảo an toàn 100% cho các nhà đầu tư.
Saigon Futures – Công ty tư vấn đầu tư hàng hóa chuyên nghiệp hàng đầu tại VN
Saigon Futures là một trong những thành viên kinh doanh top đầu của MXV từ những ngày đầu tiên thành lập. Với mục tiêu phát triển nhằm mang lại dịch vụ tư vấn đầu tư tốt nhất cho khách hàng, hiện Saigon Futures đang ngày phát triển vững mạnh và đạt được những thành tựu nhất định:
- Top 2 thành viên kinh doanh xuất sắc của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam – MXV năm 2020
- Top 3 thành viên dẫn đầu thị phần giao dịch hàng hóa tại Việt Nam
- Đạt danh hiệu doanh nghiệp “SME100® FAST MOVING COMPANIES AWARD 2021”
Không dừng lại ở đó, Saigon Futures vẫn đang không ngừng phát triển, đặc biệt chú trọng vào chất lượng nhân sự bao gồm:
- Đội ngũ môi giới, chuyên viên tư vấn 100% đạt chứng chỉ môi giới hàng hóa của MXV chứng nhận.
- Đội ngũ chuyên viên phân tích thị trường, phân tích kỹ thuật trẻ nhưng có nhiều kinh nghiệm trên thị trường tài chính nói chung, và thị trường hàng hóa nói riêng.
- Hệ thống báo cáo hàng hóa đầy đủ cho ngắn hạn và dài hạn. Cung cấp đầy đủ thông tin cho các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.
Có thể thấy, dù chỉ một thời gian thành lập và phát triển không dài, nhưng Saigon Futures đã tạo nhiều dấu ấn nhất định trên thị trường hàng hóa Việt Nam nói riêng. Đối với khách hàng, Saigon Futures giữ vững kim chỉ nam “Tận tâm – Chính trực – Khách quan – Chuyên nghiệp”, hỗ trợ khách hàng giao dịch hàng hóa tốt nhất có thể.
Một số chính sách ưu đãi tại Saigon Futures
- Chính sách hoàn phí giao dịch CQG: hoàn phí giao dịch trên phần mềm CQG dành cho các khách hàng giao dịch đủ số lot như quy định tại Saigon Futures
- Hỗ trợ 50% phí duy trì tài khoản trên phần mềm CQG danh riêng cho các khách hàng đăng ký giao dịch chính thức tại Saigon Futures
- Hỗ trợ môi giới tư vấn đầu tư hoàn toàn miễn phí. Mỗi khách hàng giao dịch được quyền chọn một môi giới tư vấn đầu tư mà không mất thêm bất kỳ phí phụ thu nào.
IV. Tổng kết
Đầu tư hàng hóa phái sinh mặc dù chỉ được phát triển mạnh mẽ trên thị trường tài chính những năm gần đây. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều đơn vị, kẻ xấu dựa vào nhu cầu muốn đầu tư của NĐT để chuộc lợi. Vì thế, để thực hiện giao dịch hàng hóa NĐT cần phải cẩn thận tìm cho mình một thành viên kinh doanh uy tín, hỗ trợ giao dịch và tư vấn để có những chiến lược đầu tư hiệu quả.
Đầu tư phái sinh hàng hóa đòi hỏi NĐT phải tìm hiểu, nghiên cứu thị trường, đặc biệt là những nhà đầu tư F0 cần phải tìm hiểu và nghiên cứu kỹ về thị trường này trước khi tiến hành tham gia đầu tư, và hơn thế nữa thị trường hàng hóa vốn chịu tác động bởi tình hình kinh tế thế giới, và nhiều yếu tố khác nhau, vì thế các NĐT nên có một cái nhìn tổng quát và chuyên nghiệp hơn. Bên cạnh đó, lợi nhuận cao rủi ro cao, chỉ với một bước giao dịch sai lầm có thể làm nhà đầu tư mất khá nhiều của cải. Hãy tìm đến những doanh nghiệp đủ uy tín, giấy phép đầy đủ để được đảm bảo an toàn cho vốn đầu tư nhé. Chúc các nhà đầu tư giao dịch thành công và hiệu quả!
Xem thêm các nội dung khác về hàng hóa phái sinh:
- Hướng dẫn giao dịch hàng hóa phái sinh dành cho người mới bắt đầu
- Hướng dẫn các bước mở tài khoản giao dịch hàng hóa phái sinh, đơn giản và chi tiết cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường
- Phân tích kỹ thuật trong giao dịch hàng hóa phái sinh là gì? Ưu nhược điểm của phân tích kỹ thuật
- Môi giới hàng hóa phái sinh là gì? Bí quyết lựa chọn mội giới hàng hóa phái sinh
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN GIAO DỊCH PHÁI SINH HÀNG HÓA MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Công Ty Cổ Phần Saigon Futures
- MST: 0315173341.
- Hotline: 028.6686.0068
- Email: cskh@saigonfutures.com
- Fanpage: Saigon Futures Inc.
- Youtube: Saigon Futures.
- LinkedIn: Saigon Futures_Commodity Trading Firm.
- Trụ sở chính: 506 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 4, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
- VPGD Hà Nội: Tầng 9, Tháp A, tòa nhà Sky City Tower, 88 Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội.
- VPGD Sài Gòn: Tầng 1 tòa nhà Master Building, 41-43 Trần Cao Vân, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.