
[Bảng tin thị trường hàng hóa] Giá lúa mì dẫn dắt nhóm nông sản tăng điểm
Nội dung chính
Diễn biến thị trường ngày 23/11/2021
Tin tức thị trường hàng hóa, nhóm nông sản có phiên giao dịch tích cực trong phiên ngày hôm qua nhờ vào các lực mua kỹ thuật mạnh. Giá lúa mì dẫn dắt nhóm nông sản trong bối cảnh nhu cầu tăng cao nhưng nguồn cung tương đối eo hẹp. Theo quán tính đó giá các HĐTL khác như ngô và đậu tương cũng có mức tăng điểm ấn tượng. Thị trường dầu thô vẫn đang khá hỗn loạn trước các tin tức về việc mở kho dự trữ dầu thô nhằm hạ nhiệt mức giá từ các quốc gia tiêu thụ dầu thô lớn trên thế giới. Các HĐTL đường lại có phiên giao dịch ngược dòng so với phần còn lại trước khi các số liệu về sản xuất tại Trung Nam Brazil được công bố chính thức trong vài ngày tới.
Tin tức chung
Thứ Tư Fed sẽ công bố biên bản cuộc họp của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) vào ngày 2-3 tháng 11, thông báo về quyết định của Fed về việc bắt đầu giảm bớt lượng mua trái phiếu đang diễn ra ở mức 120 tỷ đô la mỗi tháng. Nhưng trọng tâm lớn hơn có thể là quan điểm của Fed về áp lực lạm phát trong nền kinh tế Mỹ.
Goldman Sachs cho biết thị trường tương lai và các nhà kinh tế của ngân hàng đầu tư này đều kỳ vọng rằng Fed sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản trong tháng 7 và có thể tăng thêm sau đó trong năm 2022.
Báo cáo tiến độ mùa vụ cây trồng, tuần ngày 21/11:
- Ngô: Thu hoạch đạt 95% (các ước tính từ thị trường là 96%, tuần trước 91%, năm trước 97%, trung bình 5 năm 92%)
- Đậu tương: Thu hoạch 95% (các ước tính từ thị trường là 96%, tuần trước 92%, năm trước 98%, trung bình 5 năm 96%)
- Lúa mì:
- Gieo trồng 96% (dự đoán thương mại 97%, tuần trước 94%, năm trước 98%, trung bình 5 năm là 97%)
- Nảy mầm 86% (tuần trước 81%, năm trước 88%, trung bình 5 năm 87%)
- Tỷ lệ cây trồng từ tốt đến tuyệt vời đạt 44% (ước tính từ thị trường 46%, tuần trước 46%, năm trước 43%)
Lịch sự kiện
Chi tiết khuyến nghị theo từng hàng hóa
1. Nhóm năng lượng
Khả năng giải phóng kho dự trữ chiến lược của Nhật Bản đã làm dấy lên lo ngại về việc nguồn cung vượt cầu. Nếu Nhật Bản thực hiện việc này, thì đây có thể là lần đầu tiên quốc gia này tận dụng nguồn dầu của mình để giảm giá. Tuy nhiên, Nhật Bản chỉ giải phóng dầu thô từ kho dự trữ khi thiếu hụt nguồn cung như giai đoạn chiến tranh Vùng vịnh năm 1991 hay giai đoạn thảm họa Fukushina khi đó hầu hết các nhà máy điện hạt nhân đều đóng của. Luật Dự trữ dầu thô của Nhật Bản chỉ cho phép giải phóng dầu thô trong các trường hợp như trên, không phải trong trường hợp để hạ nhiệt giá dầu thô. Bên cạnh đó, theo các nguồn tin từ Reuters, nhà nhập khầu dầu thô lớn thứ 3 trên thế giới là Ấn Độ đã lên kế hoạch để giải phóng kho dự trữ dầu thô chiến lược trong nỗ lực hạ nhiệt giá dầu tăng cao.
Đánh giá: Tiêu cực
Theo cuộc khảo sát từ các nhà phân tích tại S&P Global Platts, lượng mía đường tại Trung Nam Brazil ước tính sẽ trong vùng từ 5.2 triệu tấn đến 13.6 triệu tấn. Ước tính trung bình đạt 9.4 triệu tấn, giảm 53.7% so với cùng kỳ năm trước. Thời tiết tại khu vực Trung Nam Brazil không quá ủng hộ cho một vụ ép mía trong nửa đầu tháng 11, ước tính có 4 ngày thiếu mưa. Tỷ lệ mía dùng để sản xuất đường kỳ vọng có thể đạt 35%, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước là 41.9%. Tỷ lệ thu hồi đường trên một tấn đường (ATR) dự kiến đạt 139.5 kg/tấn, giảm 8.9% so với cùng kỳ năm trước. Các số liệu từ Hiệp hội mía đường Brazil là UNICA về số liệu sản xuất chính thức sẽ được công bố trong những ngày tiếp theo.
Đánh giá: Tiêu cực
3. Đậu tương
Báo cáo của thanh tra xuất khẩu cho thấy giao hàng đậu tương giảm 29% so với tuần trước. Tuy nhiên, mức này hoàn toàn nằm trong mức dự đoán của các nhà phân tích. Hơn một nửa số lượng xuất khẩu trên có đích đến là Trung Quốc. Tổng số đậu tương xuất khẩu tích luỹ của năm 2021/2022 vẫn tiếp tục với nhịp độ chậm hơn so với năm ngoái.
Nhập khẩu đậu tương từ Trung Quốc năm nay thấp hơn 77% so với năm ngoái. Nguyên nhân bao gồm sự gián đoạn chuỗi cung ứng do bão Ida, cùng với lợi nhuận nghiền đậu thấp và sự cạnh tranh từ Brazil. Tổng số đậu tương vận chuyển tháng trước thấp hơn 41% so với tháng 10/2020 và là tháng thấp nhất kể từ tháng 3/2020.
Lượng đậu tương của Trung Quốc nhập khẩu từ Mỹ dự kiến sẽ vẫn thấp hơn mức của năm trước do tỷ suất lợi nhuận ép (Crush Margin) là âm. Trung Quốc đã nhập khẩu 775.331 tấn đậu nành Mỹ trong tháng 10, giảm 77% so với năm ngoái. Nước này cũng đã nhập khẩu 3.3 triệu tấn đậu tương từ Brazil vào tháng trước, giảm 22% so với tháng 10 năm 2020. Tổng nhập khẩu đậu tương ở mức 5.1 triệu tấn giảm 41% so với năm ngoái.
Đánh giá: Tiêu cực
5. Lúa mì
Giá lúa mì tăng cao sau một đợt mua kỹ thuật hôm thứ Hai, thị trường tập trung sự chú ý vào nhu cầu thu mua lúa mì cao trên thế giới và một loạt các vấn đề khác như thách thức về chuỗi cung ứng sau lũ lụt ở Canada, thuế xuất khẩu tăng tại Nga cũng như tình hình khô hạn tại những vùng đồng bằng Mỹ.
Theo báo cáo thanh tra xuất khẩu, giao hàng lúa mì thấp hơn 54% so với tuần trước. Con số này thấp hơn gần 1 triệu giạ so với con số thấp nhất dự kiến của các nhà đầu tư. Tổng số lúa mì xuất khẩu tích luỹ của năm 2021/2022 vẫn tiếp tục với nhịp độ chậm hơn so với năm ngoái. Hôm qua ghi nhận Philippines đã mua 1.5 triệu giạ lúa mì cho gia súc hôm thứ Sáu, khả năng cao có nguồn gốc từ Úc.
Tại Ukraine, Bộ Nông nghiệp nước này dự báo xuất khẩu lúa mì sẽ tăng 20% so với năm ngoái ước tính đạt 900.2 triệu giạ. Đối với xuất khẩu lúa mì tại quốc gia xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới là Nga, công ty tư vấn SovEcon có trụ sở tại Nga ước tính nước này sẽ xuất khẩu 3.9 triệu tấn ngũ cốc trong tháng này, tăng nhẹ so với tháng trước nhưng thấp hơn rất nhiều so với 5 triệu tấn được xuất khẩu vào năm ngoái. Tuy nhiên, trong bối cảnh xuất khẩu từ Canada bị ảnh hưởng và mùa vụ ở Australia bị đe dọa thì xu hướng chung của lúa mì vẫn rất khó khăn về nguồn cung.
Đánh giá: Tích cực
6. Ngô
Giá ngô hôm tăng điểm trong ngày hôm qua nhờ vào các lực mua kĩ thuật được thúc đẩy bởi sự lan toả từ lúa mỳ và nhiều loại hàng hoá khác. Bên cạnh đó, những nhà đầu tư lạc quan về nhu cầu ngô trên thế giới cũng góp phần làm tăng sức mua của ngô. Báo cáo Thanh tra xuất khẩu ngô thấp hơn 29% so với tuần trước. Mức này khá sát với mức thấp nhất dự kiến bởi các nhà đầu tư. Mexico vẫn là nước nhập khẩu lớn nhất, với 9.7 triệu giạ. Khoảng cách giữa xuất khẩu tích luỹ năm 2021/2022 so với cùng kỳ năm ngoái đang tiếp tục được nới rộng. Còn Ukraine đang tận hưởng một mùa màng bội thu và là một trong những quốc gia xuất khẩu ngô lớn nhất trong vụ hiện tại. Nguồn cung dồi dào sẽ tạo áp lực lên giá ngô trong vụ hiện tại. Tuy nhiên, trong ngắn hạn đang cho thấy các động lực từ phía cầu. Hàn Quốc đã mở một cuộc đấu thầu quốc tế nhập khẩu khoảng 2.3 triệu giạ ngô, khả năng cao là từ Úc. Cuộc đấu thầu sẽ kết thúc vào ngày hôm nay, và ngô sẽ được nhập khẩu vào cuối tháng tư tới.
Đánh giá: Tích cực
7. Đồng
Giá đồng London giảm hôm thứ Hai do đồng đô la giữ vững ở mức cao, trong khi nhu cầu yếu hơn dự kiến từ các công ty tiêu dùng kim loại hàng đầu Trung Quốc đã đè nặng lên tâm lý nhà đầu tư. He Tianyu, một nhà phân tích đồng CRU, cho biết nhu cầu quý IV ở Trung Quốc yếu hơn so với kỳ vọng của thị trường. Thêm vào đó thêm việc tăng giá chênh lệch (premium) đồng tại thị trường nội địa Trung Quốc cũng làm dấy lên lo ngại về việc chi phí sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu tiêu thụ đồng.
CÔNG TY CỔ PHẦN SAIGON FUTURES
- Hotline: 0286 686 0068
- Email: cskh@saigonfutures.com
- Website: www.saigonfutures.com
- Fanpage: Saigon Futures Inc.
- Youtube: Saigon Futures
- LinkedIn: Saigon Futures_Commodity Trading Firm
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Công Ty Cổ Phần Saigon Futures
- MST: 0315173341
- Hotline: 028.6686.0068
- Email: cskh@saigonfutures.com
- Fanpage: Saigon Futures Inc.
- Youtube: Saigon Futures
- LinkedIn: Saigon Futures_Commodity Trading Firm
- Trụ sở chính: 506 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 4, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
- VPGD Hà Nội: Tầng 9, Tháp A, tòa nhà Sky City Tower, 88 Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội
- VPGD Sài Gòn: Tầng 1 tòa nhà Master Building, 41-43 Trần Cao Vân, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh