
Cổ phiếu là gì? Những điều cần lưu ý trước khi đầu tư cổ phiếu
Nội dung chính
Cổ phiếu là thuật ngữ thường xuyên sử dụng trong thị trường tài chính, đặc biệt là kênh đầu tư chứng khoán. Bên cạnh, những kênh đầu tư tiềm năng như hiện nay như: tiền ảo, chứng khoán…Đầu tư cổ phiếu được đánh giá là hình thức đầu tư sinh lời bền vững, hiệu quả trong dài hạn. Vậy đầu tư cổ phiếu là gì? Chúng tạo ra lợi nhuận ra sao? Cùng Saigon Futures tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau.
I. Định nghĩa cổ phiếu là gì?
1. Cổ phiếu là gì? Có mấy loại cổ phiếu?
Cổ phiếu là một loại chứng chỉ do doanh nghiệp phát hành hoặc được thể hiện ở dạng bút toán xác nhận quyền lợi hợp pháp có liên quan đến tình hình kinh doanh công ty. Thông thường nhà đầu tư sẽ mua cổ phiếu và trở thành công đông nắm giữ một hoặc nhiều cổ phần trong giai đoạn đó.
Ngoài ra, chúng ta có thể hiểu đơn giản, cổ phiếu là giấy chứng nhận của người mua cổ phần của doanh nghiệp. Đồng thời cổ phiếu là loại tài sản tài chính có khả năng sinh lợi phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của công ty.
Hiện nay, trên thị trường tài chính Việt Nam có rất nhiều loại cổ phiếu khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn là 2 loại hình: cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi.
- Cổ phiếu thường: Người nắm giữ cổ phiếu được tự do chuyển nhượng và tham gia vào các quyết định của Hội đồng quản trị. Nhưng khi xảy ra trường hợp rủi ro phá sản, người nắm giữ cổ phiếu thường sẽ được chia sau cùng.
- Cổ phiếu ưu đãi: Người nắm giữ cổ phiếu này có quyền lợi được chia cổ tức đầu tiên khi doanh nghiệp phá sản nhưng sẽ không được tham gia vào các quyết định của doanh nghiệp.
2. Đầu tư cổ phiếu là gì?
Đầu tư cổ phiếu là việc nhà đầu tư sẽ mua vào cổ phiếu và bán ra khi chúng có xu hướng tăng để tìm kiếm lợi nhuận. Tùy thuộc vào các mã cổ phiếu khác nhau của doanh nghiệp mà chúng sẽ có giá chênh lệch nhau. Đương nhiên rằng, với mã cổ phiếu có giá càng cao thì biến động thị trường càng lớn.
Để tham gia giao dịch cổ phiếu, nhà đầu tư cần mở tài khoản tại các công ty môi giới, đây là nơi lưu giữ tiền và NĐT có thể thực hiện mua/bán cổ phiếu. Trên thực tế, nhà đầu tư có thể chọn mua những cổ phiếu được đánh giá cao hoặc những cổ phiếu đang có xu hướng giảm trên thị trường và nắm giữ chúng trong thời gian vài năm, đến khi chúng tăng trưởng thì bán ra và thu về lợi nhuận.
3. Chỉ số cổ phiếu là gì?
Chỉ số cổ phiếu được định nghĩa là chỉ số đo lường và thống kê những biến động của các mã cổ phiếu . Dựa vào chỉ số này, NĐT có thể đánh giá và dự báo được tiềm năng và xu hướng giá của cổ phiếu trong tương lai.
Hiện nay, cổ phiếu chủ yếu được đánh giá qua các chỉ số như:
- Chỉ số P/E: Chỉ số này cho nhà đầu tư biết được, chỉ số mà NĐT nấm giữ được đánh giá cao hay thấp so với các cổ phiếu khác. Chỉ số P/E càng thấp thì cổ phiếu được đánh giá càng thấp, có lợi cho nhà đầu tư.
- Chỉ số EPS: Đây là số tiền mà mỗi cổ đông nhận được sau khi chia hết tài sản của công ty. Chỉ số này càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh càng ổn định.
- Chỉ số P/B: Được tính bằng tỉ lệ giá trên sổ sách và thực tế. Chỉ số này càng thấp thì nhà đầu tư càng trả ít tiền để mua một cổ phiếu.
- Chỉ số DPR: Tỷ lệ chi trả cho nhà đầu tư so với mức mà công ty kiếm được. Chỉ số này càng cao, chứng tỏ công ty đang hoạt động kinh doanh tốt.
4. Giá cổ phiếu là gì?
Giá cổ phiếu là số tiền mà nhà đầu tư phải bỏ ra để mua 1 cổ phiếu tại một thời điểm xác định. Trong giao dịch, giá cổ phiếu sẽ được xác định theo nhiều phương thức khác nhau hoặc theo thỏa thuận của người bán và người mua.
Nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường này, cần theo dõi những biến động có thể xảy ra trong tương lai để có thể quyết định mua vào hay bán ra. Thông thường, gia cổ phiếu sẽ bị tác động bởi những yếu tố cơ bản như:
- Tác động từ thị trường: Thị trường cổ phiếu là nơi mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng không thể dự đoán trước được. Khi thị trường suy yếu sẽ kéo theo giá cổ phiếu giảm và ngược lại.
- Tình hình kinh doanh công ty: Doanh nghiệp là đơn vị phát hành cổ phiếu cho nhà đầu tư tham gia giao dịch. Chính vì thế tình hình kinh doanh công ty sẽ quyết định giá cổ phiếu tăng hay giảm.
- Tác động từ NĐT: Người tham gia mua cổ phiếu cũng là yếu tố tác động đến giá của chúng trên thị trường. Bởi càng nhiều nhà đầu tư mua vào cổ phiếu sẽ đẩy mức giá cổ phiếu có xu hướng tăng trên thị trường.
5. Phát hành cổ phiếu là gì?
Phát hành cổ phiếu là một trong những việc giúp doanh nghiệp huy động vốn. Khi đó các doanh nghiệp sẽ phát hành công khai các chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ để xác nhận quyền lợi của người nắm giữ cổ phiếu.
- Một doanh nghiệp, khi muốn phát hành cổ phiếu để huy động vốn cần thỏa mãn những điều kiện sau:
- Doanh nghiệp phải có vốn điều lệ trên 10 tỷ kể từ thời điểm đăng ký phát hành cổ phiếu.
- Doanh nghiệp phải có tình hình kinh doanh lãi trong năm liền kề và tại thời điểm phát hành cổ phiếu không có lũy kế lỗ.
- Việc phát hành cổ phiếu cần được sự đồng ý của Đại hội cổ đông.
6. Cổ phiếu giá trị là gì?
Cổ phiếu giá trị là loại cổ phiếu sẽ được bán ra với mức giá thấp hơn mức giá thực của nó. Giá trị của cổ phiếu sẽ khác rất nhiều so với mức giá cổ phiếu hiện tại. Bởi giá thực tế cổ phiếu là các yếu tố mà nhà đầu tư quan tâm khi mua cổ phiếu, để có thể lựa chọn loại cổ phiếu có tiềm năng.
Giá trị cổ phiếu sẽ đương tương với giá trị của một công ty hoặc doanh nghiệp. Thị trường cổ phiếu không phải lúc nào cũng xác định cổ phiếu chính xác. Vì thế nhà đầu tư cần nắm bắt thời cơ, mua cổ phiếu có giá trị cao nhưng lại được định giá thấp.
Xem thêm:
- Các bản tin thị trường hàng hóa được tổng hợp bởi các chuyên gia phân tích tại Saigon Futures
- Giá cà phê trực tuyến sàn luân đôn
7. Giá trần, giá sàn, giá tham chiếu cổ phiếu là gì?
Khi mới bắt đầu tham gia vào thị trường chứng khoán, nhà đầu tư cần quan tâm đến các thuật ngữ như: giá trần, giá sàn, giá tham chiếu…
- Giá tham chiếu được định nghĩa là mức giá cơ sở, dùng để tính giới hạn giá cổ phiếu trong mức dao động. Trên thực tế, mỗi sàn giao dịch sẽ có mức giá tham chiếu khác nhau. Ví dụ như: Giá tham chiếu tại sàn HOSE và HNX sẽ được các định vào thời điểm đóng cửa của ngày giao dịch trước đó và tại sàn Upcom giá tham chiếu sẽ được tính bằng bình quân gia quyền của các giá khớp lệnh của ngày giao dịch trước đó.
- Giá trần là mức giá cao nhất mà nhà đầu tư có thể thực hiện giao dịch, được tính theo công thức: giá trần = giá tham chiếu * (100% + biên độ giao động)
- Giá sàn là mức giá thấp nhất mà nhà đầu tư có thể thực hiện mua/bán cổ phiếu. Công thức: giá sàn = giá tham chiếu * (100% – biên độ giao động)
8. Lợi tức cổ phiếu là gì?
Lợi tức được hiểu là lợi nhuận mà nhà đầu tư có thể nhận được do công ty phân phối, dựa trên số cổ phiếu mà nhà đầu tư nắm giữ và tình hình kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp. Đối nhà đầu tư, lợi tức là lợi nhuận mà họ có được sau khoảng thời gian nắm giữ cổ phiếu
II. Sự khác nhau cổ phiếu và chứng khoán?
Chúng ta có thể hiểu chứng khoán là một trong những hình thức đầu tư phổ biến nhất hiện nay, những tài sản được giao dịch trong thị trường này sẽ bao gồm: cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và trái phiếu. Từ đó, bạn có thể thấy cổ phiếu là một loại hình đầu tư thuộc chứng khoán.
III. Lợi ích đầu tư cổ phiếu
Mặc dù là một loại hình đầu tư thuộc chứng khoán, nhưng cổ phiếu được xem là kênh đầu tư nổi bật và hấp dẫn đối với nhà đầu tư cá nhân và doanh nghiệp. Sau đây là những lợi ích khi đầu tư cổ phiếu
1. Sinh lời bền vững, cao trong thời gian dài hạn
Như đã nói ở trên, cổ phiếu là hoạt động giúp nhà đầu tư huy động vốn vận hành kinh doanh. Về lâu dài, nguồn tiền này sẽ được đưa đi đầu tư và sinh lời trong dài hạn. Người tham gia mua cổ phiếu sẽ nhận được lợi nhuận từ tình hình kinh doanh của công ty và sự chênh lệch giá từ cổ phiếu.
2. Tính thanh khoản cao
Cổ phiếu được đánh giá là kênh đầu tư có tính thanh khoản cao trên thị trường tài chính. Hàng ngày có rất nhiều hoạt động giao dịch diễn ra lên đến hàng nghìn tỷ đồng, nên nhà đầu tư có thể dễ dàng khớp lệnh mua và bán.
3. Danh mục đầu tư linh hoạt
Thị trường cổ phiếu rất đa dạng các doanh nghiệp thực hiện phát hành cổ phiếu được niêm yết trên sàn. Từ đó nhà đầu tư có thể đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phân bố dòng tiền linh hoạt, gia tăng cơ hội tìm kiếm lợi nhuận.
IV. Cổ phiếu sinh lời ra sao?
Đầu tư cổ phiếu được đánh giá là kênh đầu tư sinh lời, nhưng sinh lời như thế nào thì không ai biết. Để hiểu rõ hơn về hình thức sinh lời cổ phiếu, Saigon Futures mời bạn cùng theo dõi những thông tin sau.
1. Lợi nhuận từ cổ phiếu mang lại
Trước hết, nhà đầu tư cần phân tích và đánh giá xu hướng thị trường, các doanh nghiệp đang có tình hình kinh doanh ổn định và các mã cổ phiếu có tiềm năng. Để có thể thực hiện được điều này, nhà đầu tư cần có cái nhìn khái quát về thị trường và sử dụng các chỉ số để đánh giá được mức độ tiềm năng của các cổ phiếu. Vào những thời điểm thị trường biến động hoặc xảy ra khủng hoảng, NĐT có thể mua vào cổ phiếu có giá trị cao nhưng định giá thấp.
Người mua cổ phiếu sẽ nắm giữ chúng trong thời gian dài hạn từ 3-5 năm. Doanh nghiệp sẽ sử dụng dòng vốn huy động được đi đầu tư và sau thời gian phát triển, giá cổ phiếu sẽ có xu hướng tăng dần.
Vào thời điểm nhà đầu tư vừa được nhận lợi tức phân chia từ các doanh nghiệp vừa nhận được lợi nhuận từ sự chênh lệch giá cổ phiếu. Bên cạnh đó, NĐT vẫn có thể thua lỗ, nếu như doanh nghiệp kinh doanh không tốt.
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu?
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu bao gồm:
- Tình hình kinh tế thị trường: yếu tố này tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì nền kinh tế càng phát triển, thì tình hình kinh doanh của công ty càng được thể hiện.
- Cung-cầu: Đây là quy luật ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa trên thị trường nhưng cũng ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Bởi khi càng có nhiều người mua cổ phiếu mà các doanh nghiệp không phát hành đủ, sẽ khiến giá cổ phiếu tăng và ngược lại.
- Hiệu suất ngành: Mỗi ngành sẽ có sự phát triển khác nhau, sự phát triển ngành sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh công ty.
- Chính sách cổ tức: Khi công ty có chính sách chia cổ tức hấp dẫn sẽ thu hút các nhà đầu tư mua hoặc giữ lại cổ phiếu mà mình đang nắm giữ.
- Tâm lý nhà đầu tư: Mặc dù đây là yếu tố không rõ ràng nhưng lại tác động rất lớn đến giá cổ phiếu. Bởi khi các nhà đầu tư nắm giữ lượng cổ phiếu lớn thực hiện mua vào hoặc bán ra, sẽ khiến các NĐT khác thực hiện theo xu hướng trên.
V. Nguyên tắc sinh lời hiệu quả từ đầu tư cổ phiếu
Thị trường cổ phiếu được đánh giá là nơi xảy ra những biến động mà nhà đầu tư không thể hoàn toàn kiểm soát và nắm bắt. Tuy nhiên, để có thể giảm rủi ro xuống mức thấp nhất có thể NĐT cần nắm những nguyên tắt như:
- Chỉ đầu tư vào các mã cổ phiếu mà mình có sự am hiểu
- Thường xuyên tham khảo các kiến thức cơ bản và báo cáo chuyên sâu từ thị trường.
- Việc đầu tư cổ phiếu sẽ không dành cho các nhà đầu tư có sở thích lướt sóng và tìm kiếm lợi nhuận nhanh chóng, mà là đầu tư dài hạn và sinh lời bền vững.
- Khi tham gia vào thị trường nhà đầu tư nên giữ vững tâm lý, tránh bị tác động bởi các yếu tố khác.
- Nên đa dạng vừa phải các danh mục đầu tư, đừng bỏ trứng vào quá nhiều vỏ. Bởi việc đầu tư lan man sẽ không thể nào giúp bạn có thêm lợi nhuận.
Trên đây là những kiến thức hữu ích về cổ phiếu được cung cấp bởi các chuyên gia từ Saigon Futures. Chúng tôi hy vọng, đây chính là những nền tảng giúp quý nhà đầu tư tham gia vào thị trường cổ phiếu một cách dễ dàng và hạn chế rủi ro xuống mức thấp nhất có thể.
Xem thêm các bài viết khác:
- Nến doji là gì? Làm thế nào áp dụng Nến Doji trong giao dịch đầu tư
- Giao dịch hàng hóa phái sinh? Ưu nhược điểm của thị trường đầu tư hàng hóa?
- Cổ phiếu giá trị là gì? Cách nhận biết cổ phiếu giá trị
- Cổ phiếu cô đặc là gì? Cổ phiếu cô đặc nào siêu tăng trưởng năm 2022?
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN GIAO DỊCH PHÁI SINH HÀNG HÓA MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA
CÔNG TY CỔ PHẦN SAIGON FUTURES
- Hotline: 0286 686 0068
- Email: cskh@saigonfutures.com
- Website: www.saigonfutures.com
- Fanpage: Saigon Futures Inc.
- Youtube: Saigon Futures
- LinkedIn: Saigon Futures_Commodity Trading Firm
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Công Ty Cổ Phần Saigon Futures
- MST: 0315173341.
- Hotline: 028.6686.0068
- Email: cskh@saigonfutures.com
- Fanpage: Saigon Futures Inc.
- Youtube: Saigon Futures.
- LinkedIn: Saigon Futures_Commodity Trading Firm.
- Trụ sở chính: 506 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 4, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
- VPGD Hà Nội: Tầng 9, Tháp A, tòa nhà Sky City Tower, 88 Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội.
- VPGD Sài Gòn: Tầng 1 tòa nhà Master Building, 41-43 Trần Cao Vân, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.