
Cổ phiếu giá trị là gì? Cách nhận biết cổ phiếu giá trị
Nội dung chính
Nếu bạn thường xuyên đọc các tin tức về thị trường chứng khoán, sẽ bắt gặp thuật ngữ “cổ phiếu giá trị”. Và tự hỏi không biết chúng là gì? Có ý nghĩa như thế nào? Bài viết sau sẽ giúp bạn có cái nhìn khái quát về những thắc mắc trên.
I. Định nghĩa về cổ phiếu giá trị
Cổ phiếu giá trị được định nghĩa là cổ phiếu có thị giá không thể hiện tiềm năng và sức mạnh của công ty. Trên thực tế, thị trường sẽ định giá cổ phiếu thấp hơn những gì nhà đầu tư phân tích về thị phần, doanh thu, lợi nhuận, lợi tức và tiềm năng phát triển doanh nghiệp.
Khi tham gia giao dịch cổ phiếu giá trị, nhà đầu tư thường hy vọng rằng một ngày nào đó, thị trường sẽ phát hiện ra giá trị thật của doanh nghiệp và giá cổ phiếu sẽ có xu hướng tăng dần.
II. Những đặc điểm cần biết về cổ phiếu giá trị
Để xác định được cổ phiếu giá trị, trader cần chú ý vào những đặc điểm sau:
- Doanh nghiệp sẽ có những chỉ số cơ bản như: giá cổ phiếu trên doanh thu (P/S), giá cổ phiếu trên sổ sách (P/B), giá cổ phiếu trên lợi nhuận (P/E) thường sẽ thấp hơn mức bình quân của ngành và thị trường.
- Cổ phiếu sẽ có mức biến động thấp hơn thị trường.
- Cổ tức sẽ được chi trả bằng tiền mặt cho các cổ đông.
Bên cạnh đó, có một vài đặc điểm ngoài bảng cân đối kế toán mà nhà đầu tư nên tham khảo.
- Sẽ có lợi thế cạnh tranh cao và khó bắt chước.
- Sản phẩm doanh nghiệp thường được sử dụng rộng rãi.
- Sự rõ ràng và chính trực của ban lãnh đạo công ty.
Nhà đầu tư cũng cần lưu ý là cổ phiếu giá trị sẽ không phải là khái niệm bất biến. Nếu một ngày nào đó, thị trường nhận ra thì giá cổ phiếu công ty có thể tăng lớn hơn giá trị. Vào trường hợp này, trader có thể bán đi cổ phiếu để chốt lợi nhuận.
Thứ hai, không phải lúc nào thị trường cũng đồng ý với giá trị doanh nghiệp (theo bạn phân tích). Chính vì nguyên nhân này mà cổ phiếu giá trị có tiềm năng phát triển yếu hơn các cổ phiếu khác.
Một nguyên tắc khi chọn mua cổ phiếu giá trị là hãy cho nó 18 tháng để phát huy sức mạnh. Tuy nhiên, bạn cũng cần đánh giá lại nó theo thường niên 6 tháng/lần để xem sự đánh giá của bạn ban đầu là đúng hay sai.
III. Làm thế nào để tìm ra cổ phiếu giá trị
1. Tự phân tích
Nếu trader có khả năng đọc hiểu và phân tích các báo cáo tài chính, thì đây là cách tuyệt vời để bạn có thể tìm ra những cổ phiếu giá trị.
Nên lưu ý, nếu bạn mua theo đám đông mà không có nguyên nhân thuyết phục nào, bạn cũng nên bán ra theo đám đông. Việc giữ lại là rất khó khi bạn không có sự phân tích nào về lý do.
Việc phân tích cáo báo cáo tài chính sẽ không dễ dàng, nếu như bạn là nhà đầu tư cá nhân hoặc mới tham gia vào thị trường. Tuy nhiên kỹ năng này có thể học hỏi và cải thiện nếu như bạn có dự định giao dịch nhiều trên sàn.
2. Từ các công ty chứng khoán
Công ty chứng khoán, không chỉ cung cấp sàn giao dịch cho nhà đầu tư mà còn đi kèm theo những khuyến nghị, nhằm giúp nhà đầu tư mang lại lợi nhuận. Nhà đầu tư có thể xem các khuyến nghị này trên app giao dịch hoặc sự tư vấn từ các môi giới.
3. Từ các bài báo phân tích chứng khoán
Hiện nay, có một số các bài báo hoặc tạp chí chuyên phân tích chuyên sâu về các mã cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, nhà đầu tư có thể tham khảo từ các nguồn như: cafef, tin nhanh chứng khoán…để có thể xác định cổ phiếu giá trị và theo dõi tình hình biến động thị trường.
Tuy nhiên, nhà đầu tư chỉ nên sử dụng các bài báo này như một nguồn tham khảo, tránh đặt lòng tin quá nhiều sẽ dẫn đến rủi ro lớn. Không nên tin lời các room tư vấn từ mạng xã hội, nếu không biết họ là ai.
IV. Lợi nhuận và rủi ro của cổ phiếu giá trị
Cổ phiếu giá trị được đánh giá là có nhiều rủi ro hơn các loại cổ phiếu khác, vì sự hoài nghi của thị trường đối với chúng. Để cổ phiếu giá trị có thể mang lại lợi nhuận và phát triển, thì doanh nghiệp phải thay đổi cái nhìn của thị trường về chúng, nhưng điều này thì rất khó thực hiện. Chính vì lý do này, một cổ phiếu giá trị sẽ có khả năng mang lại lợi nhuận dài hạn nhiều hơn các cổ phiếu tăng trưởng.
Giá một cổ phiếu giá trị sẽ có xu hướng bật lên từ thấp đến cao. Rủi ro mà nhà đầu tư phải chịu đối với một cổ phiếu giá trị là sự bật lên này chẳng bao giờ xảy ra.
Dành cho bạn:
- Giao dịch hàng hóa phái sinh? Ưu nhược điểm của thị trường đầu tư hàng hóa?
V. Đầu tư cổ phiếu giá trị có lợi nhuận hay không?
Đầu tư vào cổ phiếu giá trị, liệu có mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư hay không, luôn là vấn đề gây tranh cãi. Vì đã có rất nhiều trader tham gia vào thị trường đã gặp không ít thành công và thất bại.
Ví dụ như Wilshire 500 là một chỉ số của công ty chứng khoán Hoa Kỳ. Các mã cổ phiếu nhỏ hơn thuộc Wilshire được xem là cổ phiếu giá trị và cổ phiếu tăng trưởng.
Trong giai đoạn thị trường đang dần tiến vào thời kỳ suy thoái, cổ phiếu giá trị thị trường con gấu có xu hướng tăng trưởng tốt hơn. Tuy nhiên vào các khoảng thời gian còn lại thì cổ phiếu tăng trưởng sẽ có tiềm năng phát triển nhiều hơn.
Từ đó, ta có thể nhận ra một chân lý, khi nền kinh tế bắt đầu suy thoái, cổ phiếu giá trị sẽ là nơi trú thân an toàn. Mặt khác, khi thị trường sôi động, bùng nổ, cổ phiếu tăng trưởng sẽ là sự lựa chọn tối ưu.
VI. Tóm lại
Qua những điều trên, nhà đầu tư có thể thấy được việc đầu tư vào cổ phiếu sẽ có nhiều điều cần lưu ý hơn bạn tưởng. Đầu tư cổ phiếu không chỉ đơn thuần là quan tâm đến giá cả mà còn phải xác định được mục đích đầu tư là gì? Nên tham gia cổ phiếu đầu tư hay tăng trưởng? Các chỉ số đánh giá cơ bản ảnh hưởng gì đến giá trị cổ phiếu? Để có thể nắm bắt được những điều này, trader cần tham khảo những báo cáo từ thị trường và những nhà giao dịch cho thâm niên trên thị trường.
Saigon Futures hy vọng những thông tin từ bài viết trên sẽ phần nào giúp nhà đầu tư có cái nhìn khái quát về thị trường chứng khoán và cổ phiếu giá trị. Qua đó có thể xác định mục tiêu kinh doanh và chiến lược đầu tư cho tương lai.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN GIAO DỊCH PHÁI SINH HÀNG HÓA MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Công Ty Cổ Phần Saigon Futures
- MST: 0315173341
- Hotline: 028.6686.0068
- Email: cskh@saigonfutures.com
- Fanpage: Saigon Futures Inc.
- Youtube: Saigon Futures
- LinkedIn: Saigon Futures_Commodity Trading Firm
- Trụ sở chính: 506 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 4, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
- VPGD Hà Nội: Tầng 9, Tháp A, tòa nhà Sky City Tower, 88 Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội
- VPGD Sài Gòn: Tầng 1 tòa nhà Master Building, 41-43 Trần Cao Vân, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh