
[Bảng tin thị trường hàng hóa] Chủng virus Omicron tạo tâm lý bất ổn trên thị trường
Nội dung chính
Diễn biến thị trường tuần qua
Tin tức thị trường hàng hóa, trong tuần chào đón Lễ Tạ ơn của Mỹ, thị trường hàng hóa bao gồm nhóm nông sản giao dịch khá tích cực trong trong những phiên đầu tuần. Tuy nhiên, giới đầu tư tiếp tục lo ngại về sự xuất hiện của biến chủng virus mới với tên gọi là Omicron với sự nguy hiểm thậm chí cao hơn cả chủng Delta. Tin tức này đã kích hoạt đà bán tháo đối với nhóm nông sản giao dịch trên sàn CBOT trong ngày Black Friday. Đà bán tháo mạnh nhất có thể kể đến là các HĐTL dầu thô WTI, mức sụt giảm trong ngày “Thứ 6 đen tối” đã xóa đi thành quả của 3 tháng trước đó. Trong tuần mặc dù có nhiều tin tức ủng hộ cho xu thế tăng nhưng giá các HĐTL vẫn không tránh được bão chung từ thị trường tài chính.
Tin tức chung
Lạm phát ở Mỹ hiện đang cao hơn bất kỳ nền kinh tế phát triển nào khác. Theo dự báo của Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ trong giai đoạn 2020 và 2021, thâm hụt tài chính của Mỹ chiếm trung bình khoảng 14% GDP. Bảng cân đối (balance sheet) của Fed đã tăng gấp đôi trong hai năm qua tính theo tỷ trọng của GDP.
Chi tiêu của người tiêu dùng Mỹ cho hàng hóa lâu bền trong quý II cao hơn gần một phần ba so với quý cuối cùng của năm 2019 và cao hơn nhiều so với xu hướng trước đó. Điều này thể hiện sự thay đổi cơ cấu trong nhu cầu tiêu dùng của người Mỹ sau đại dịch.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Atlanta Raphael Bostic hôm thứ Sáu qua cho biết ông hy vọng rằng động lực của nền kinh tế Mỹ sẽ vượt qua làn sóng tiếp theo của đại dịch coronavirus và cho biết ông vẫn sẵn sàng đẩy nhanh tốc độ thu gọn trái phiếu của ngân hàng trung ương. Bostic cho biết nếu biến thể Omicron mới tuân theo mô hình đã thấy ở các biến thể trước đó, thì nó sẽ ít gây ra suy thoái kinh tế hơn so với biến thể Delta. Với tốc độ hiện tại, các quan chức Fed sẽ giảm bớt lượng mua tài sản vào giữa năm sau. Các nhà hoạch định chính sách này sẽ gặp lại nhau vào ngày 14-15 tháng 12.
Lịch sự kiện
Chi tiết khuyến nghị theo từng hàng hóa
1. Nhóm năng lượng
OPEC và các đồng minh đã hoãn các cuộc họp định kỳ vào cuối tuần này để đánh giá tác động của biến thể coronavirus Omicron đối với nhu cầu thị trường. Giá dầu cùng với các thị trường tài chính khác giảm hơn 10% vào thứ Sáu, mức giảm trong một ngày lớn nhất kể từ tháng 4 năm 2020. Sự sụt giảm hôm thứ Sáu càng trở nên trầm trọng hơn do thanh khoản thấp do kỳ nghỉ lễ của Mỹ. Bên cạnh đó, theo các ước tính từ Goldman Sachs, mức giá sụt giảm hôm thứ Sáu vừa qua tương đương với mức giảm 4 triệu thùng/ngày trong nhu cầu dầu thô thế giới, tương đương với mức sụt giảm trong vòng 3 tháng.
Đánh giá: Tích cực
2. Đường
Bộ trưởng Bộ giao thông Vận tải và Đường cao tốc của Ấn Độ khuyến khích người nông dân chuyển sang sản xuất ethanol thay vì phát triển một vụ mùa như thông thường, việc này cũng có thể đem lại nhiều lợi nhuận hơn và thúc đẩy các nhiên liệu xanh hơn. Hiện tại quốc gia phải chi ra đến 800,000 Ruppe/năm để nhập khẩu nhiên liệu và có thể sẽ chi đến gần 2.5 triệu Rupee/năm để nhập khẩu nhiên liệu trong tương lai.
Trong khi đó tại Maharashtra – bang sản xuất đường lớn nhất Ấn Độ ghi nhận có 153 nhà máy ép đường đã tham gia vào quá trình ép đường vụ 2021/22, tính đến ngày 25/11. Trong đó bao gồm 75 nhà máy tư nhân và 78 hợp tác xã. Các nhà máy ép đường đã sản xuất tổng cộng là 162.37 lakh tạ đường thông qua việc ép 180.99 lakh tấn mía đường với tỷ lệ thu hồi là 8.97%.
Đánh giá: Tiêu cực
3. Đậu tương
Giá đậu tương hôm thứ Sáu tuần trước chịu áp lực từ việc giảm giá chung của thị trường trong bối cảnh lo ngại về một biến thể Omicron. Trung Quốc là nước mua nhiều nhất với 882,500 tấn trong tuần kết thúc ngày 19/11.
Điều kiện trồng trọt ở các vùng trồng đậu tương của Nam Mỹ hầu hết vẫn thuận lợi. Nếu điều đó tiếp tục diễn ra trong những tuần tới, thị trường kỳ vọng rằng Brazil sẽ thu hoạch một vụ đậu tương kỷ lục vào năm 2022. Đó là một yếu tố giảm giá cơ bản khác cho đậu tương của Mỹ trong thời gian tới.
Tính đến cuối tháng 10, đàn lợn của Trung Quốc tăng 6.6% so với cùng kỳ năm trước nhưng giảm 2.5% so với một tháng trước, theo dữ liệu mới nhất từ Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc. Tính đến ngày 19/11, giá lợn đã tăng về mức 17.82 RMB/kg, so với mức thấp kỷ lục là 11.94 RMB/kg tháng trước đó.
Theo Cappro: Ngành công nghiệp ép dầu đậu tương của Paraguay đã chế biến 2.4 triệu tấn đậu tương trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 10, giảm 21.5% so với mức trung bìn 3 năm là 3.06 triệu tấn. Lượng xuất khẩu khô đậu tương, dầu đậu tương và đậu tương từ tháng 1 đến tháng 10 đạt 7.91 triệu tấn, thấp hơn 7.5% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó lượng đậu tương xuất khẩu đạt 5.88 triệu tấn, khô đậu tương đạt 1,55 triệu tấn và dầu đậu tương đạt 448,959 nghìn tấn.
Như vậy nhìn chung các quốc gia Nam Mỹ đang có sự sụt giảm về sản lượng ép dầu đậu tương. Argentina cũng báo cáo sản lượng ép dầu đậu tương trong tháng 10 đạt 3.33 triệu tấn, thấp hơn so với tháng trước là 3.7 triệu tấn, tương đương giảm 10% so với tháng trước. Điều này có thể tác động tích cực đến giá dầu đậu tương và khô đậu tương khi đây là khu vực xuất khẩu lớn nhất thế giới.
Đánh giá: Tích cực
4. Lúa mì
Chính phủ Nga tiếp tục tăng thuế xuất khẩu lúa mì cho giai đoạn từ ngày 1/12 đến 7/12, tăng 2.25 USD/tấn so với với tuần trước đó và chạm mức 80.8 USD/tấn. Trong khi đó, xuất khẩu lúa mì hàng tuần của Canada tính đến tuần kết thúc ngày 21/11 đạt 190,900 tấn, giảm 38% so với tuần trước. Đưa tổng xuất khẩu từ ngày 1 tháng 8 đạt 3.92 triệu tấn, giảm 39.2% so với cùng kỳ năm trước. Mặt khác, thị trường cũng ghi nhận thêm đợt đặt mua lúa mì từ Thổ Nhĩ Kỳ với khối lượng là 14.1 triệu giạ trong cuộc đấu thầu quốc tế, dự kiến vận chuyển trong thời gian từ ngày 10/1 đến ngày 31/1.
Hôm thứ Sáu, giá lúa mì giảm mạnh do các động thái chốt lời xung quanh kỳ nghỉ Lễ Tạ ơn và trước tác động của chủng Omicron mới mặc dù doanh số xuất khẩu tăng mạnh hơn dự kiến. USDA báo cáo doanh số bán lúa mì ròng của Mỹ là 567,500 tấn cho giai đoạn 2021-22, tăng 42% so với tuần trước và tăng 70% so với mức trung bình trong bốn tuần trước đó. Việc tăng giá gần đây bắt nguồn từ những trận mưa lớn cuối mùa ở Úc đang cản trở chất lượng cây trồng.
Đánh giá: Tích cực
Các nhà xuất khẩu Mỹ đã bán 1.429 triệu tấn ngô trong tuần kết thúc vào ngày 18 tháng 11, tăng 58% so với tuần trước, tăng 40% so với mức trung bình trong bốn tuần trước đó và là mức cao nhất trong năm tiếp thị. Các số liệu thực tế cao hơn so với kỳ vọng từ thị trường trong vùng từ 750,000 tấn đến 1.4 triệu tấn. Nhu cầu mạnh mẽ từ các nhà sản xuất ethanol của Mỹ được kỳ vọng sẽ hỗ trợ giá ngô tương lai đến hết năm 2021.
Agroconsult của Brazil dự báo rằng sản lượng ngô của quốc gia vụ 2021/22 có thể đạt 4.882 tỷ giạ, đây là mức phục hồi đáng kể 44% so với vụ trước do tác động bởi khô hạn. Diện tích trồng ngô cũng dự kiến sẽ tăng 5.6% so với vụ hiện tại. Trong khi đó, Ủy ban Liên minh châu Âu dự báo sản lượng ngô 2021/22 tại khu vực vực này sẽ đạt 2.693 tỷ giạ. Các dự báo về nhập khẩu không có sự thay đổi so với tháng trước ở mức 570.8 triệu giạ. Tại Pháp thì vụ ngô 2021 đã thu hoạch được 97% tính đến tuần kết thúc ngày 22/11, tăng từ mức 91% của tuần trước. Các tin tức về một vụ ngô tích cực hơn có thể tạo áp lực đối với giá.
Đánh giá: Tích cực
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN GIAO DỊCH PHÁI SINH HÀNG HÓA MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA
CÔNG TY CỔ PHẦN SAIGON FUTURES
- Hotline: 0286 686 0068
- Email: cskh@saigonfutures.com
- Website: www.saigonfutures.com
- Fanpage: Saigon Futures Inc.
- Youtube: Saigon Futures
- LinkedIn: Saigon Futures_Commodity Trading Firm
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Công Ty Cổ Phần Saigon Futures
- MST: 0315173341
- Hotline: 028.6686.0068
- Email: cskh@saigonfutures.com
- Fanpage: Saigon Futures Inc.
- Youtube: Saigon Futures
- LinkedIn: Saigon Futures_Commodity Trading Firm
- Trụ sở chính: 506 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 4, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
- VPGD Hà Nội: Tầng 9, Tháp A, tòa nhà Sky City Tower, 88 Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội
- VPGD Sài Gòn: Tầng 1 tòa nhà Master Building, 41-43 Trần Cao Vân, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh