
Chứng khoán phái sinh là gì?
Nội dung chính
Trên thị trường tài chính, ngoài cổ phiếu thị trường giao dịch chứng khoán còn có một công cụ tài chính khác hỗ trợ nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận, điển hình được kể đến đó là sản phẩm chứng khoán phái sinh (CKPS) – công cụ tài chính này còn khá mới mẻ với những nhà đầu tư F0. Vì vậy, cùng Saigon Futures tìm hiểu qua bài viết sau, chứng khoán phái sinh là gì? có mấy loại hợp đồng trong chứng khoán phái sinh? đầu tư như thế nào và ở đâu?
I. Chứng khoán phái sinh là gì? có bao nhiêu hình thức giao dịch?
Chứng khoán phái sinh được hiểu là một công cụ tài chính tồn tại dưới dạng hợp đồng mà trong đó giá trị của chứng khoán phái sinh được xác định phụ thuộc vào một hay nhiều loại tài sản cơ sở.
Cụ thể, hợp đồng này sẽ có vai trò xác định quyền và nghĩa vụ của các bên đối với việc thanh toán , chuyển giao số lượng của một tài sản cơ sở tại một thời điểm được xác định trong tương lai với mức giá nhất định và được thỏa thuận tại thời điểm ký kết hợp đồng. Tài sản cơ sở của chứng khoán phái sinh được quy định là chứng khoán, các chỉ số chứng khoán hoặc một loại tài sản khác (nông sản, thực phẩm, kim loại,…).
Hiểu một cách đơn giản, trên thị trường Việt Nam, nhà đầu tư khi giao dịch chứng khoán phái sinh được phép đặt cược vào sự “tăng” hoặc “giảm” của tài sản cơ sở trong tương lai. Nghĩa là nhà đầu tư sẽ có thể thu được lợi nhuận kể cả khi thị trường tăng hay giảm, nếu biến động giá đi theo đúng dự đoán của nhà đầu tư.
Dựa trên cơ chế hoạt động trên, chứng khoán phái sinh giao dịch qua 4 loại hợp đồng chính bao gồm:
- Hợp đồng Kỳ Hạn (HĐKH): là thỏa thuận pháp lý giữa hai bên tham gia về việc giao dịch một loại tài sản tại một thời điểm xác định trong tương lai với một mức giá cũng đã được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng.
- Hợp đồng Tương Lai (HĐTL): với những đặc điểm giống với hợp đồng kỳ hạn. Điểm khác biệt là, hợp đồng tương lai được hợp chuẩn hóa, niêm yết và giao dịch tại thị trường tập trung (Sở Giao dịch chứng khoán).
- Hợp đồng Quyền Chọn (HĐQC): là thỏa thuận pháp lý mà tại đó một bên sẽ có quyền yêu cầu thực hiện và bên còn lại có nghĩa vụ phải mua hoặc bán một lượng tài sản cơ sở theo mức giá đã được xác định trước tại một khoảng thời gian hoặc một thời điểm nhất định trong tương lai.
- Hợp đồng Hoán Đổi (HĐHĐ): là một thỏa thuận pháp lý mà tại đó hai bên đồng ý và cam kết hoán đổi dòng tiền của một công cụ tài chính của bên này với dòng tiền của công cụ tài chính của bên còn lại trong một khoảng thời gian nhất định.
Để giúp cho nhà đầu tư làm quen với công cụ đầu tư mới, Hợp đồng tương lai là sản phẩm đầu tiên được phép triển khai giao dịch tại thị trường Việt Nam nhờ vào tính chuẩn hóa của loại hợp đồng này. Có thể kể đến các hợp đồng tương lai như: hợp đồng tương lai trên chỉ số cổ phiếu (HNX30 và VN30) và hợp đồng tương lai trên trái phiếu chính phủ.
II. Sự khác biệt giữa giao dịch Chứng khoán phái sinh (HĐTL) với giao dịch cổ phiếu
Các hợp đồng tương lai có bảng giá riêng, nhà đầu tư sẽ dựa vào kỳ vọng của mình về sự biến động giá tăng hay giảm để có thể đặt lệnh và khớp lệnh giao dịch. Đối với nhà đầu tư ký vọng chỉ số “TĂNG” sẽ “MUA” hợp đồng tương lai chỉ số. Ngược lại, nếu kỳ vọng chỉ sosr “GIẢM” nhà đầu tư sẽ “BÁN” hợp đồng tương lai chỉ số.
Theo đó, đặc điểm cũng là điểm khác biệt của giao dịch HĐTL chính là “đáo hạn”, vì vậy nhà đầu tư cần lưu ý lựa chọn hợp đồng có thời gian đáo hạn phù hợp với kế hợp đầu tư của bản thân.
Điểm khác biệt thứ hai của giao dịch chứng khoán phái sinh đó là nhà đầu tư không cần phải có đủ toàn bộ số tiền để có thể mua và không cần nắm giữ tài khoản để có thể bán. Với điểm khác biệt này nhà đầu tư cần biết đến thêm một giới niệm mới được gọi là “Ký Quỹ”.
Ký quỹ(margin) trong giao dịch chứng khoán phái sinh đóng vai trò như một khoảng đặt cọc để đảm bảo việc thực hiện đúng nghĩa vụ của hai bên khi tham gia hợp đồng. Với mỗi loại hợp đồng sẽ có các tỉ lệ ký quỹ ban đầu khác nhau được quy định cụ thể bởi Trung tâm lưu ký. Trong trường hợp nhà đầu tư không thực hiện đủ số tiền ký quỹ như yêu cầu sẽ bị “gọi ký quỹ” (call margin) và nhà đầu tư sẽ phải hoàn thành đầy đủ ký quý nếu muốn tiếp tục giữ hợp đồng.
Một điểm khác biết nữa ở chứng khoán phái sinh đó là cơ chế thanh toán theo ngày. Nghĩa là, nhà đầu tư khi giao dịch chứng khoán phái sinh sẽ phải thực hiện thanh toán toàn bộ lãi và lỗ mỗi ngày. Sẽ có hai trường hợp nhà đầu tư sẽ gặp phải:
- Trường hợp tài khoản chứng khoán phái sinh lỗ ròng: nhà đầu tư cần phải thanh toán đầy đủ số lỗ phát sinh chậm nhất đến 9h sáng hôm sau.
- Trường hợp tài khoản chứng khoán phái sinh lãi ròng: nhà đầu tư sẽ nhận được toàn bộ số lãi phát sinh sau 11h sáng ngày hôm sau.
III. Đầu tư chứng khoán phái sinh có những rủi ro gì?
Mặc dù được đánh giá là một thị trường tiềm năng, hấp dẫn nhiều nhà đầu tư nhờ cơ chế hoạt động linh hoạt, mua bán thu lợi nhuận hai chiều và sự đa dạng sản phẩm danh mục đầu tư. Tuy nhiên, cũng chính vì những khác biệt này nhiều nhà đầu tư không khỏi lo ngại liệu răng yếu tố “tương lai” có làm cho sản phẩm này giống một dạng cá cược may rủi và tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn cổ phiếu.
Trên thực tế không thể phủ nhận những rủi ro đang tồn tại trên thị trường chứng khoán phái sinh. Những nhà đầu tư cũng cần lưu ý rằng, bất cứ sản phẩm chứng khoán nói chung và đầu tư nói riêng đều tiềm ẩn những rủi ro và nguy cơ thua lỗ. Nhà đầu tư có thể hạn chế những rủi ro này một cách tối đa bằng cách trau dồi cho bản thân những kiến thức, tâm lý vững vàng và tham khảo thật kỹ các báo cáo phân tích từ những công ty chứng khoán và các trang tin tức có uy tín.
Bên cạnh nhưng rủi ro, thị trường chứng khoán phái sinh cũng có những ưu điểm sau:
- Phòng ngừa biến động giá: Dựa trên dự đoán xu hướng mức giá của một loại tài sản cơ sở trong tương lai. Nhà đầu tư có thể giảm thiểu rủi ro biến động giá bằng việc bán hoặc mua với giá của thời điểm hiện tại qua hợp đồng tương lai.
- Bán khống: Nhà đầu tư có thể bán khống chứng khoán phái sinh ngay khi không có tài sản cơ sở.
- Tính thanh khoản cao: Chứng khoán phái sinh có tính thanh khoản cao do được niêm yết và giao dịch tập trung trên Sở giao dịch chứng khoán.
- Lợi ích đòn bẩy tài chính: nhà đầu tư chỉ cần ký quỹ giao dịch một phần tài sản sẽ có thể giao dịch toàn bộ giá trị cổ phiếu.
Nhà đầu tư cần lưu ý, tuy được đánh giá là một thị trường tiềm năng và nhiều cơ hội song thị trường này cũng được đánh giá sẽ phù hợp hơn với những nhà đầu tư đã có nhiều kinh nghiệm “thực chiến”. Tuy nhiên, đối với nhà đầu tư F0 hoặc ít kinh nghiệm vẫn có thể tìm hiểu hoặc tìm kiếm cho bản thân một công ty môi giới đầu tư uy tín để có thể đồng hành cùng nhà đầu tư giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro thua lỗ.
IV. Chứng khoán phái sinh đầu tư ở đâu? Đầu tư như thế nào?
Với một loại hình đầu tư mới, các nhà đầu tư khó tránh khỏi nhiều bỡ ngỡ. Bên cạnh các rủi ro tiềm ẩn từ thị trường, nhà đầu tư cần phải cảnh giác với các chiêu trò không lường trước được từ các cá nhân. Do đó các nhà đầu tư F0 nên phải lựa chọn người bạn đồng hành cho mình một cách cẩn thận.
Các nhà đầu tư có thể bắt đầu tham gia thị trường qua:
- Các công ty chứng khoán: nhà đầu tư có thể tìm đến những doanh nghiệp đầu tư để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất từ đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có kiến thức sâu rộng và am hiểu về thị trường. Các công ty chứng khoán hàng đầu có thể kể đến như VNDirect, SSI, Yuanta,…. là lựa chọn đáng tin cậy cho quý nhà đầu tư.
- Dịch vụ đầu tư chứng khoán tại các ngân hàng: các ngân hàng lớn hầu như đầu có đội ngũ tư vấn và dịch vụ đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Một số ngân hàng có dịch vụ đầu tư chứng khoán nổi bật như VP Bank, MB Bank, Techcombank, …
Để bắt đầu đầu tư chứng khoán phái sinh, nhà đầu tư cần thực hiện các bước:
V. Hàng hóa phái sinh là gì?
Trên thị trường phái sinh, ngoài chứng khoán phái sinh thì hàng hóa phái sinh cũng là một thị trường còn rất mới và nhiều tiềm năng. Giống với chứng khoán phái sinh hàng hóa phái sinh cũng được xem là một loại công cụ tài chính và được giao dịch qua các loại hợp đồng tương lai. Điểm khác biệt giữa hàng hóa phái sinh và chứng khoán phái sinh là hàng hóa phái sinh là các giao dịch hàng hóa phái sinh sẽ dựa trên việc mua bán một khối lương hàng hóa nhất định.
Ngoài ra, hợp đồng tương lai hàng hóa còn là công cụ phòng hộ rủi ro và khóa lợi nhuận hiệu quả dành cho các doanh nghiệp hoặc nhà sản xuất. Bằng cách sử dụng hợp đồng tương lai xác định giá mua – bán hợp đồng, các doanh nghiệp có thể bình ổn giá nhập nguyên vật liệu thô, hạn chế rủi ro trong những giai đoạn quá biến động quá mạnh.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN GIAO DỊCH PHÁI SINH HÀNG HÓA MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Công Ty Cổ Phần Saigon Futures
- MST: 0315173341
- Hotline: 028.6686.0068
- Email: cskh@saigonfutures.com
- Fanpage: Saigon Futures Inc.
- Youtube: Saigon Futures
- LinkedIn: Saigon Futures_Commodity Trading Firm
- Trụ sở chính: 506 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 4, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
- VPGD Hà Nội: Tầng 9, Tháp A, tòa nhà Sky City Tower, 88 Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội
- VPGD Sài Gòn: Tầng 1 tòa nhà Master Building, 41-43 Trần Cao Vân, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh