
Chỉ số chứng khoán là gì? Các chỉ số chứng khoán cần biết
Nội dung chính
Đầu tư chứng khoán là kênh đầu tư không còn xa lạ, đây là kênh đầu tư mang lại lợi nhuận cao sinh lời cho vốn sở hữu của chính mình. Để tham gia vào thị trường chứng khoán đòi hỏi nhà đầu tư phải hiểu và nắm rõ được những kiến thức liên quan đến thị trường chứng khoán. Trong đó, chỉ số chứng khoán là một trong những kiến thức không thể bỏ qua.
Vậy chỉ số chứng khoán là gì? Chỉ số chứng có thật sự quan trọng? Làm sao để đọc các chỉ số trên sàn chứng khoán? Hãy cùng Saigon Futures tìm hiểu chi tiết về các chỉ số trong đầu tư chứng khoán dưới bài viết sau đây.
I. Tìm hiểu chi tiết về các chỉ số chứng khoán
Để nhà đầu tư có thể giao dịch hiệu quả và thành công thì việc tìm hiểu và nắm rõ các chỉ số liên quan bao gồm chỉ số chứng khoán, chỉ số tài chính và các chỉ số kỹ thực là điều vô cùng quan trọng.
1. Chỉ số chứng khoán là gì?
Chỉ số chứng khoán được hiểu là các chỉ số phản ánh giá trị của một nhóm cổ phiếu cụ thể trên thị trường đầu tư tài chính nói chung và chứng khoán nói riêng và nhóm cổ phiếu này không giới hạn về số lượng.
Việc các nhóm cổ phiếu được nhóm với nhau nhằm mục đích được giao dịch như một công cụ tài chính trên thị trường. Một số quy tắc nhóm các loại cổ phiếu với nhau có thể kể đến là cùng ngành, cùng sở giao dịch, cùng lĩnh vực hoạt động hoặc là cùng mức vốn hóa thị trường,…
2. Chỉ số chứng khoán có ý nghĩa gì?
Chỉ số chứng khoán có vai trò vô cùng quan trọng đối với nhà đầu tư trong quá trình phân tích và đánh giá. Ngoài ra, chỉ số chứng khoán còn có ý nghĩa rất lớn trong quá trình nhận định và quyết định đặt lệnh mua hoặc bán phù hợp.
3. Phân loại các chỉ số trong chứng khoán
Dựa vào nhiều yếu tố khác nhau để tiến hành phân loại các chỉ số chứng khoán. Những yếu tố có thể kể đến đó là dựa vào quốc gia, lĩnh vực hoặc ngành nghề kinh doanh,…
II. Chỉ số chứng khoán có ưu điểm và nhược điểm gì?
Chỉ số chứng khoán có những ưu và nhược điểm nhất định, tìm hiểu rõ những ưu nhược điểm đó giúp nhà đầu tư có thể có cơ hội sinh lời tốt trong tương lai.
1. Ưu điểm của chỉ số chứng khoán
- Mức độ rủi ro thấp cùng với hiệu suất sinh lời cao: Dựa vào các chỉ số chứng khoán để đưa ra những nhận định và phân tích có căn cứ giúp quá trình đầu tư hiệu quả và an toàn hơn. Hơn thế nữa, các chuyên gia phân tích đánh giá rằng chỉ số chứng khoán là một chiến lược đầu tư an toàn với mức lãi suất đều đặn và cao hơn so với mức lãi suất gửi ngân hàng ngay cả sau thời điểm điều chỉnh lạm phát.
- Tiết kiệm thời gian cho nhà đầu tư: Thường thì các chỉ số chứng khoán sẽ là những nhóm cổ phiếu của những doanh nghiệp lớn và có tình hình tài chính ổn định, phát triển bền vững. Vì thế những nhà đầu tư mới và chưa có kinh nghiệm hoàn toàn có thể tham gia vào thị trường chứng khoán tiết kiệm thời gian cho việc phân tích cổ phiếu nhưng vẫn đảm bảo mang lại hiệu quả cao.
- Đa dạng hóa danh mục đầu tư: Chỉ số chứng khoán thường được cấu thành bởi ít nhất từ 30 đến hàng trăm doanh nghiệp. Giá các cổ phiếu riêng lẻ sẽ cấu thành nên sự biến động của các chỉ số chứng khoán, nếu chỉ số chứng khoán có xu hướng giảm thì những cổ phiếu khác cũng sẽ lại có xu hướng tăng. Chính vì điều đó chúng ta có thể thấy được mức độ biến động và mức độ rủi ro của chỉ số chứng khoán sẽ tương đối thấp và đây chính là công cụ tuyệt vời cho nhà đầu tư.
2. Nhược điểm của chỉ số chứng khoán
- Khả năng sinh lời chậm: Trong đầu tư tài chính, lợi nhuận và rủi ro luôn là những thứ đi liền với nhau. Những giao dịch nào có khả năng sinh lời cao thì luôn tồn đọng rủi ro lớn, còn những hạng mục đầu tư an toàn thì chúng không thể kỳ vọng thu lợi nhuận cao.
- Rủi ro lỗ vốn lớn: Chỉ số chứng khoán là hạng mục đầu tư bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau như tình hình kinh tế, nếu tình hình kinh tế đang có chiều hướng đi xuống thì chỉ số chứng khoán cũng bị tác động lớn, vì thế đây là một hạng mục tồn tại rủi ro vốn lớn.
III. Những chỉ số nhà đầu tư cần biết khi chơi chứng khoán
1. Các chỉ số chứng khoán trên thị trường Việt Nam
Các chỉ số chứng khoán tại thị trường chứng khoán Việt Nam nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhà đầu tư và tập trung phát triển bao gồm: VN30, HNX30 và VN100. Đây là những chỉ số chứng khoán được các chuyên gia khuyến nghị tìm hiểu và nắm bắt rõ trước khi tham gia đầu tư.
Chỉ số VN30
Chỉ số VN30 là chỉ số chứng khoán mới của Việt Nam trên thị trường của danh sách 30 doanh nghiệp đứng đầu có cổ phiếu được niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE. Các doanh nghiệp này có mức vốn hóa thị trường cùng với tính thanh khoản cao. Tính đến thời điểm hiện tại, VN30 đang chiếm 80% tổng giá trị vốn hóa của thị trường VN-Index.
Chỉ số HNX30
Chỉ số HNX30 là chỉ số nằm trong top 30 các cổ phiếu có tính thanh khoản cao nhất tại thị trường chứng khoán Việt Nam. Giá trị của chỉ số HNx30 được xác định theo phương pháp vốn hóa thị trường và có sự điều chỉnh tỷ lệ tự do chuyển nhượng.
2. Các chỉ số chứng khoán trên thị trường thế giới
Chỉ số chứng khoán Mỹ
- The Standard and Poor’s 500 (Chỉ số S&P 500): Đây là chỉ số chứng khoán được xác định bởi 500 doanh nghiệp có giá trị vốn hóa lớn nhất tại thị trường chứng khoán Mỹ.
- Dow Jone Industrial Average (Chỉ số DJIA): Đây là chỉ số chứng khoán được xác định dựa bởi 30 doanh nghiệp lớn nhất tại tất cả các sàn giao dịch chứng khoán Mỹ.
- Chỉ số Nasdaq-100: Đây là chỉ số chứng khoán được xác định bởi danh sách 100 doanh nghiệp lớn nhất trên sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq (không bao gồm các công ty trong ngành tài chính)
Chỉ số chứng khoán châu Á
- Nikkei Stock Average (Chỉ số chứng khoán Nikkei 225): Đây là chính số chứng khoán được xác định bởi 225 doanh nghiệp có giá trị vốn hóa lớn nhất tại thị trường Nhật Bản
- Chỉ số Hang Seng Index: Đây là chỉ số chứng khoán được xác định bởi tổng 50 doanh nghiệp có giá trị vốn hóa lớn nhất tại thị trường chứng khoán Hồng Kông. tương ứng với 58% tổng giá trị vốn hóa.
Chỉ số chứng khoán châu Âu
- The Financial Times Stock Exchange 100 Index (Chỉ số chứng khoán FTSE 100 Index): Đây là chỉ số chứng khoán được xác định bởi 100 doanh nghiệp có mức giá trị vốn hóa cao nhất được niêm yết tại sàn giao dịch chứng khoán London, tương ứng với tổng 81% giá trị vốn hóa của thị trường này.
- Chỉ số CAC 40: Đây là chỉ số chứng khoán được xác lập bởi 40 doanh nghiệp có tổng giá trị vốn hóa cao và lớn nhất tại sàn giao dịch chứng khoán Pháp – Euronext.
- Dax performance – Index (Chỉ số DAX): Đây là chỉ số được xác định bởi tổng 30 doanh nghiệp mã cổ phiếu Bluechip tức giá trị vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán Frankfurt.
- EURO STOXX 50 (Chỉ số Euro 50): Đây là chỉ số được xác định bởi 50 mã cổ phiếu có mức giá trị vốn hóa và tính thanh khoản cao nhất Eurozone.
IV. Những chỉ số căn bản trong chứng khoán
Trong chứng khoán nói chung và phân tích kỹ thuật của chứng khoán nói riêng có các chỉ số cơ bản được sử dụng nhằm phân tích và nhận định những biến động của thị trường nhằm đưa ra những quyết định đầu tư hiệu quả.
1. Đường trung bình động Moving Average – MA
- Tại thời điểm đường giá cắt đường trung bình động theo chiều từ phía dưới đi lên có nghĩa là giá đang trong giai đoạn tăng trong ngắn, trung hoặc dài hạn (Ngắn, trung hay dài hạn phụ thuộc vào đường trung bình động MA). Ngược lại, khi đường giá cắt đường trung bình động theo chiều ngược lại thì có nghĩa là giá đang trong giai đoạn xu hướng giảm.
- Khi đường trung bình động ngắn hạn cắt đường trung bình động dài hạn có nghĩa là giá trong ngắn hạn đang có xu hướng tăng lên so với giá trong dài hạn.
2. Chỉ số biến động chênh lệch trung bình động trượt (MACD)
- Khi chỉ số biến động lệch trung bình động trượt nằm trên mức 0 cho thấy mức giá bình quân 12 ngày cao hơn giá của mức bình quân 26 ngày. Và đây chính là dấu hiệu cho thấy rằng giá của thị trường tăng và tích cực hơn kỳ vọng so với quá khứ
- Khi chỉ số biến động lệch trung bình động trượt nằm dưới mức 0 cho thấy mức giá bình quân của 12 ngày thấp hơn giá của mức bình quân 26 ngày và đây chính là dấu hiệu cho thấy rằng xu hướng của thị trường đang giảm.
Cách tính chỉ số biến động chênh lệch trung bình động trượt:
Chỉ số MACD = Mức giá trung bình 12 – cho mức giá trung bình 26 ngày
3. Chỉ số Relative Strength Index – Chỉ số sức mạnh tương đối
- Khi chỉ số sức mạnh tương đối RSI nhỏ hơn hoặc bằng 30 hoặc đường RSI nằm trong vùng Oversold và đồng thời có dấu hiệu chiều đi lên thì đấy chính là tín hiệu mua vào
- Khi chỉ số sức mạnh tương đối RSI lớn hơn hoặc bằng 70 hoặc đường RSI nằm trong vùng Overbought và đồng thời có dấu hiệu theo chiều đi xuống thì đấy chính là tín hiệu bán ra.
4. Chỉ số dòng tiền (MFI)
- Đường MFI nằm trên mức 80 chứng tỏ thị trường đang rơi vào tình trạng mua nhiều so với mức giá tăng cao. Mức giá sẽ được điều chỉnh lại trạng thái bình thường khi đường MFI xuống dưới mức 80. Khi ở trường hợp này, nhà đầu tư nên tiến hành bán cổ phiếu để bảo tồn vốn.
- Đường MFI nằm dưới mức 20 chứng tỏ thị trường đang trong tình trạng bán ra quá nhiều so với mức giá giảm sâu. Giá của thị trường sẽ được điều chỉnh lại khi đường MFI vượt lên trên mức 20 và khi đấy nhà đầu tư nên tiến hành mua cổ phiếu.
Đường MFI và chỉ số sức mạnh tương đối RSI có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó, chỉ số sức mạnh tương đối RSI liên quan mật thiết đến giá cả hàng hóa và đường MFI liên quan đến khối lượng của hàng hóa.
5. Chỉ báo theo chu kỳ- Fibonacci Time Extension
Chỉ số báo theo chu kỳ có vai trò quan trọng trong việc chỉ ra mức hỗ trợ và mức kháng cự nhằm để xác định rõ ràng được xu hướng giá tăng hay giảm. Mức kháng cự sẽ chuyển thành mức hỗ trợ khi đường giá vượt lên trên mức kháng cự.
Chỉ số báo theo chu kỳ xuất hiện tương ứng với từng vị trí hỗ trợ và mức kháng cự, ngay sau khi nhà đầu tư có thể xác định được mức đỉnh và mức đáy tại một thời điểm nhất định. Những chỉ số báo theo chu kỳ thường được sử dụng là 0%, 23.6%, 38.2%, 50%, 61.8%, 100%,…
Tất cả các chỉ số chứng khoán có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc có thể đánh giá và phân tích giá của cổ phiếu trên thị trường. Nhà đầu tư có thể có được cơ hội đầu tư sinh lời cao nếu nắm và hiểu rõ được các chỉ số cổ phiếu.
Phía trên là những thông tin chi tiết về các chỉ số cổ phiếu từ Saigon Futures, mong rằng những thông tin trên đã giúp cho nhà đầu tư có một cái nhìn cụ thể hơn và thiết lập cho mình một chiến lược đầu tư hiệu quả.
Xem thêm:
- Giao dịch hàng hóa phái sinh? Ưu nhược điểm của thị trường đầu tư hàng hóa?
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN GIAO DỊCH PHÁI SINH HÀNG HÓA MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Công Ty Cổ Phần Saigon Futures
- MST: 0315173341.
- Hotline: 028.6686.0068
- Email: cskh@saigonfutures.com
- Fanpage: Saigon Futures Inc.
- Youtube: Saigon Futures.
- LinkedIn: Saigon Futures_Commodity Trading Firm.
- Trụ sở chính: 506 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 4, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
- VPGD Hà Nội: Tầng 9, Tháp A, tòa nhà Sky City Tower, 88 Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội.
- VPGD Sài Gòn: Tầng 1 tòa nhà Master Building, 41-43 Trần Cao Vân, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.