
Call Margin là gì? Cách tính và khi nào sẽ bị call margin
Nội dung chính
Chắc hẳn khi tham gia vào đầu tư chứng khoán, bạn sẽ vài lần nghe nhắc đến thuật ngữ “call margin”. Vậy call margin là gì? Có tác động gì đến quá trình đầu tư? Bài viết sau sẽ giúp bạn làm sáng tỏ những vấn đề trên.
I. Call Margin chứng khoán là gì?
Trước khi tìm hiểu về thuật ngữ call margin trong chứng khoán là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về khái niệm margin là gì nhé!
II. Margin nghĩa là gì?
Margin được hiểu là đòn bẩy tài chính, nghĩa là việc nhà đầu tư vay tiền của công ty chứng khoán dùng để mua cổ phiếu.
Ví dụ như: Nếu bạn đang có vốn chủ sở hữu là 100 triệu và được công ty chứng khoán cho mượn thêm 50% vốn, nghĩa là bạn đang có số tiền 150 triệu dùng để mua cổ phiếu.
Lợi ích khi sử dụng dịch vụ Margin là bạn có thể mua được số cổ phiếu lớn hơn nguồn vốn ban đầu. Đây cũng là một trong những công cụ giúp tối ưu hóa hiệu suất đầu tư, bởi margin là là dịch vụ giúp NĐT có thể tạo ra lợi nhuận trong trường hợp giá chứng khoán trên sàn cao hơn so với tỷ suất vay margin từ các công ty chứng khoán. Tuy nhiên, nếu như bạn dự đoán sai về xu hướng giá cổ phiếu, việc thua lỗ sẽ diễn ra trầm trọng hơn.
Tùy thuộc vào số cổ phiếu mà bạn đang sở hữu ở thời điểm hiện đại và tỷ lệ đòn bẩy được sử dụng cho từng mã cổ phiếu sẽ quyết định số tiền mà NĐT được vay là bao nhiêu. Theo công ty chứng khoán SSSI, đối với những mã tốt trên sàn hiện nay, Ủy ban chứng khoán chỉ cho phép vay margin tối đa là 50%.
Về khía cạnh lãi suất vay hiện nay sẽ tùy thuộc vào các công ty chứng khoán, thường sẽ có mức dao động từ 9-14%. Nếu như cổ phiếu giảm điểm hoặc tỷ lệ lợi nhuận thấp hơn tỷ lệ lãi suất vay margin thì NĐT sẽ đối mặt với việc thua lỗ.
III. Thuật ngữ Call Margin là gì?
Qua những thông tin trên, bạn có thể hiểu Call Margin là cụm từ dùng để thể hiện thông báo từ công ty chứng khoán đối với NĐT đã vay tiền dùng để mua chứng khoán. Tuy nhiên, khi đến thời điểm chứng khoán của nhà đầu tư đang có xu hướng giảm điểm, call margin sẽ có nhiệm vụ buộc trader nộp thêm tiền vào tài khoản hoặc bán chứng khoán để tỷ lệ margin luôn trong ngưỡng an toàn.
Bên cạnh đó call margin còn được biết đến là thuật ngữ giải chấp chứng khoán. Vậy giải chấp có nghĩa là gì?
Nếu sau thời gian (T+2) tính từ thời điểm thông báo mà NĐT vẫn chưa giảm tỷ lệ nợ về ngưỡng an toàn thì cổ phiếu trong danh mục của nhà đầu tư sẽ bị đem ra bán (hay còn gọi là Force Sell)
IV. Nhà đầu tư sẽ bị call margin như thế nào?
Khi giá trị tài sản thực tại của nhà đầu tư bị giảm xuống thấp hơn tỷ lệ an toàn, công ty chứng khoán sẽ tiến hành thông báo để yêu cầu trader nộp thêm tiền vào tài khoản hoặc bán đi cổ phiếu. Đây cũng chính là câu hỏi chủ chốt cho việc nhà đầu tư sẽ bị các công ty chứng khoán call margin như thế nào?
Ví dụ như: Bạn đang muốn mua 1000 cổ phiếu mã A với số tiền 300 triệu đồng, nhưng hiện tại bạn chỉ có 200 triệu đồng, để có thêm tiền mua cổ phiếu bạn đã ký quỹ margin ở một công ty chứng khoán B với tỷ lệ vay là 50% và tỷ lệ margin call quy định là 30%.
Khoảng 3 tháng sau, mã cổ phiếu A mà bạn đang sở hữu giảm mạnh xuống 30%, đồng nghĩa số tiền trong tài khoản chỉ còn 210 triệu đồng, trừ đi ký quỹ 200 triệu đồng chỉ còn 10 triệu đồng.
Khi giá trị thực trên tổng tài sản nhỏ hơn mức 30%, công ty chứng khoán sẽ call margin bạn để yêu cầu nạp tiền hoặc bán đi cổ phiếu.
Thường thì, hệ thống của công ty chứng khoán sẽ gửi thông báo tự động đến với nhà đầu tư qua các hình thức như tin nhắn hoặc email, nội dung sẽ ghi rõ tình trạng của tài khoản và đưa ra phương án xử lý tối ưu cho bạn. Trong trường hợp nhà đầu tư không thể nạp thêm tiền vào tài khoản, công ty chứng khoán sẽ yêu cầu bán bớt đi số cổ phiếu và quay về tỷ lệ đòn bẩy ban đầu. Trên thực tế, khi đã bị call margin mà NĐT không nộp tiền vào tài khoản, công ty chứng khoán có quyền bán đi bất cứ cổ phiếu nào trong danh mục đầu tư mà không cần hỏi qua ý kiến trader.
V. Cách tính Call Margin
Sau đây là công thức tính giá trị chứng khoán bổ sung mà nhà đầu tư cần tham khảo:
Giá trị chứng khoán ký quỹ bổ sung = (tỷ lệ ký quỹ – tỷ lệ duy trì)/(1 – tỷ lệ duy trì) x tổng tài sản ròng nhà đầu tư đang nắm giữ.
Hay tiền ký quỹ bổ sung = (tỷ lệ ký quỹ – tỷ lệ duy trì) x tổng tài sản ròng
VI. Các lưu ý giúp nhà đầu tư không bị call margin
Đương nhiên là không có bất kỳ nhà đầu tư nào muốn mình gặp phải call margin. Vậy để tránh trường hợp này trader cần phải làm gì?
- Khi có quá nhiều mã danh mục đầu tư, trader nên ưu tiên những mã yếu, không có cơ hội tăng trước. Việc bán đi những mã không có tiềm năng sẽ giảm bớt đi áp lực call margin, đồng thời có thêm nguồn tiền dự phòng khi thị trường tái cơ cấu.
- Không nên tiếp tục mua cổ phiếu bằng tỷ lệ vay margin khi cổ phiếu đang giảm mạnh. Một số NĐT đã thực hiện việc mua thêm nhiều cổ phiếu khi chứng khoán giảm mạnh, để bình quân giá xuống. Tuy nhiên điều này sẽ làm tăng thêm rủi ro khi đầu tư, vì chỉ cần cổ phiếu giảm thêm một chút, bạn sẽ bị call margin.
- Bỏ đi tâm lý “gỡ gạc” khi thị trường hồi, mà hãy cơ cấu lại danh mục đầu tư. Vì khi thị trường bẫy tăng điểm sẽ làm cho nhà đầu tư loay hoay trong việc tái cơ cấu danh mục.
Trên đây những kiến những thức cơ bản và hữu ích về Call Margin trong chứng khoán. Saigon Futures hy vọng, bài viết này sẽ là tiền đề cơ bản để nhà đầu tư có thể hạn chế những rủi ro khi trade trên thị trường “tiền rẻ” và hạn chế trường hợp call margin.
Xem thêm:
- Giao dịch hàng hóa phái sinh? Ưu nhược điểm của thị trường đầu tư hàng hóa?
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN GIAO DỊCH PHÁI SINH HÀNG HÓA MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Công Ty Cổ Phần Saigon Futures
- MST: 0315173341.
- Hotline: 028.6686.0068
- Email: cskh@saigonfutures.com
- Fanpage: Saigon Futures Inc.
- Youtube: Saigon Futures.
- LinkedIn: Saigon Futures_Commodity Trading Firm.
- Trụ sở chính: 506 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 4, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
- VPGD Hà Nội: Tầng 9, Tháp A, tòa nhà Sky City Tower, 88 Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội.
- VPGD Sài Gòn: Tầng 1 tòa nhà Master Building, 41-43 Trần Cao Vân, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.