
Cách tính lãi – lỗ trong giao dịch Spread?
Nội dung chính
Giao dịch Spread là chiến lược kinh doanh chênh lệch giá. Trong giao dịch Spread, nhà đầu tư sẽ đồng thời mua một hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn (futures contract) và bán một hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn khác nhằm mục đích kiếm lời nhuận từ sự chênh lệch giá giữa hai hợp đồng. Spread là một chiến lược phổ biến được sử dụng với nhiều loại tài sản khác nhau.
I. Phân loại giao dịch Spread
Giao dịch Spread được chia thành 3 loại chính:
- Giao dịch liên kỳ hạn (inter-month): là giao dịch những cặp hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn của cùng 1 loại hàng hóa nhưng khác kỳ hạn.
- Giao dịch liên hàng hóa (inter-commodity): là giao dịch những cặp hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn cùng kỳ hạn nhưng của những mặt hàng khác nhau. Thông thường, 2 mặt hàng được giao dịch sẽ có liên quan đến nhau hoặc có thể thay thế nhau.
- Giao dịch liên sở (inter-exchange): là giao dịch những cặp hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn giống nhau nhưng được niêm yết trên các Sở giao dịch khác nhau và có liên thông.
Thông thường giao dịch Spread là việc mua – bán các hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn có liên quan đến quá trình chế biến nguyên liệu thô. Ví dụ như các nhà sản xuất sẽ mua – bán cặp hợp đồng nguyên liệu thô và thành phẩm từ nguyên liệu đó, để phòng hộ rủi ro và khóa lợi nhuận.
Một số cặp hợp đồng giao dịch Spread phổ biến:
1. Soybean Crush Spread
Là giao dịch mua hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn đậu tương và bán hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn khô đậu tương hoặc dầu đậu tương. Chiến lược phòng hộ rủi ro dành cho các nhà sản xuất thành phẩm từ đậu tương. Họ mua đậu tương thô sau đó nghiền và bán các sản phẩm từ đậu tương như khô đậu tương và dầu đậu tương. Soybean Crush Spread cho phép các nhà sản xuất phòng hộ rủi ro về giá, trong khi các nhà đầu tư sẽ xem xét spread để tận dụng các cơ hội gia tăng lợi nhuận tiềm năng.
2. The Crack Spread
Crack Spread thể hiện sự đối lập giữa dầu thô và các sản phẩm xăng dầu thành phẩm được chiết xuất từ dầu thô. Cracking là một thuật ngữ trong ngành công nghiệp dầu mỏ đề cập đến quy trình mà các nhà máy lọc dầu áp dụng để tách dầu thô thành các sản phẩm hoàn chỉnh. Các sản phẩm hoàn chỉnh bao gồm các loại khí như propan, xăng, nhiên liệu đốt nóng, các sản phẩm chưng cất nhẹ, chưng chất trung bình và nặng (độ nhớt).
3. The Spark Spread
Spark Spread bao gồm khí tự nhiên là nguyên liệu thô và điện là thành phẩm. Spark Spread đề cập đến cách thức các công ty điện sử dụng để ước tính lợi nhuận từ các máy phát điện chạy bằng khí gas tự nhiên. Các nhà đầu tư có thể giao dịch OTC với các hợp đồng điện để thu lợi nhuận từ những biến động của Spark Spread. Hợp đồng Spread tương tự đối với than được gọi là Dark Spread.
II. Cách tính lãi – lỗ trong giao dịch Spread
Tương tự với cách tính hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn, cách tính các hợp đồng giao dịch Spread cũng dựa trên sự chênh lệch giá mua – bán của hợp đồng để tính lãi lỗ.
1. Hợp đồng liên kỳ hạn
Ví dụ, nếu nhà đầu tư mua một hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn Ngô T7/2022 (ZCN22) với mức giá là 578 cent/giạ và bán một hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn Ngô T9/2022 (ZCU22) với mức giá là 535.75 cent/giạ, tức là, nhà đầu tư đã mua một cặp Spread Ngô CBOT (ZCES1N22) tại mức giá 42.25 cent/giạ.
Nếu giá của ZCN22 tăng lên mức 580 cent/giạ và giá của ZCU22 tăng lên mức 537.25 cent/giạ, thì cách tính lãi – lỗ của cặp Spread này sẽ là:
(580 – 578)x5000 + (535.75 – 537.25)x5000 = 2500 cent = $25 (Trong đó: 5000 là độ lớn hợp đồng của Ngô)
2. Hợp đồng liên hàng hóa
Lúa mì và Ngô và 2 hàng hóa có thể thay thế cho nhau trong chăn nuôi. Do đó, các nhà đầu tư có thể giao dịch spread cặp hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn Lúa mì T12/2022 và Ngô T12/2022.
Ban đầu nhà đầu tư mở vị thế bán hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn Lúa mì T12/2022 (ZWZ22) tại mức giá 663.75 cent/giạ và mở vị thế mua hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn Ngô T12/2022 (ZCZ22) tại mức giá 520 cent/giạ. Tức là nhà đầu tư đã bán cặp Spread tại mức giá 143.75
Nếu giá ZWZ22 giảm xuống còn 660.25 cent/giạ và giá ZCZ22 giảm xuống còn 518 cent/giạ, thì lãi/lỗi giao dịch Spread được tính như sau:
(663.75-660.25)x5000 + (518-520)x5000 = 7500 cent = $75 (trong đó: 5000 là độ lớn hợp đồng của lúa mì và ngô)
III. Ký quỹ trong giao dịch Spread
Ký quỹ là vấn đề quan trọng được nhiều nhà đầu tư quan tâm mỗi khi quyết định giao dịch. Ký quỹ thường cho biết mức độ biến động giá và rủi ro của hàng hóa cơ sở hoặc mối quan hệ giữa các hàng hóa cơ sở. Ký quỹ của Spread thường thấp hơn ký quỹ của các hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn vì giao dịch Spread thường ít biến động hơn và có khả năng phòng vệ rủi ro tốt hơn. Tuy vào hình thức giao dịch Spread, nhà đầu tư sẽ có cách tính ký quỹ của các cặp Spread khác nhau (liên kỳ hạn, liên hàng hóa).
Tuy nhiên, dù mức ký quỹ không cao, nhưng các nhà đầu tư cần phải thỏa một số điều kiện nhất định để có thể mở tài khoản giao dịch Spread tại các thành viên kinh doanh của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam. Xem thêm >>> Điều kiện để mở tài khoản và giao dịch Spread tại Saigon Futures
Saigon Futures là thành viên kinh doanh xuất sắc của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, là thành viên đi đầu trong hoạt động giao dịch hàng hóa tại Việt Nam. Với đội ngũ chuyên viên tư vấn và phân tích thị trường hàng hóa chuyên nghiệp, Saigon Futures hân hạnh trở thành một trong số ít thành viên đi đầu mở giao dịch các sản phẩm năng lượng, giao dịch Spread, giao dịch LME.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN GIAO DỊCH PHÁI SINH HÀNG HÓA MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Công Ty Cổ Phần Saigon Futures
- MST: 0315173341.
- Hotline: 028.6686.0068
- Email: cskh@saigonfutures.com
- Fanpage: Saigon Futures Inc.
- Youtube: Saigon Futures.
- LinkedIn: Saigon Futures_Commodity Trading Firm.
- Trụ sở chính: 506 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 4, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
- VPGD Hà Nội: Tầng 9, Tháp A, tòa nhà Sky City Tower, 88 Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội.
- VPGD Sài Gòn: Tầng 1 tòa nhà Master Building, 41-43 Trần Cao Vân, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.