
CÁCH TÍNH LÃI CƠ BẢN (EPS) TRÊN CỔ PHIẾU THEO THÔNG TƯ 200
Nội dung chính
Lãi suất cơ bản của một công ty là điều được rất nhiều các nhà đầu tư quan tâm, vì đây là yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Vậy lãi suất cơ bản là gì? Chúng tác động ra sao đến giá trị cổ phiếu? Bài viết sau sẽ giúp bạn biết cách tính lãi cơ bản (EPS) của cổ phiếu theo thông tư 200 làm rõ các vấn đề nói trên.
I. Lãi suất tác động đến cổ phiếu như thế nào?
1. Lãi suất tác động đến giá trị cổ phiếu ra sao?
Lãi suất là một trong những yếu tố vĩ mô có tầm ảnh hưởng quan trọng đến thị trưởng tài chính cũng như đầu tư đối với bất kỳ ai. Những dự báo về lãi suất thế giới sẽ tác động rất lớn đến lợi suất thị trường và giá cả hàng hóa lưu thông trên thị trường toàn cầu. Nếu bạn dự đoán mức lãi suất đang tăng dần lên so với dự đoán của nhiều người, bạn sẽ muốn rút dần đi và thoát khỏi những chứng khoán dài hạn, có thu nhập ổn định.
Sự gia tăng lãi suất thường dự báo xu hướng tiêu cực đối với thị trường chứng khoán. Vì lãi suất càng tăng thì chứng khoán ngày càng giảm điểm trên sàn. Việc dự báo lãi suất trong tương lãi được xem là kim chỉ nam giúp nhà đầu tư có thể phân bố tài sản của mình đối với các kênh đầu tư. Nhưng thật không may, việc dự báo lãi suất chưa bao giờ là dễ dàng cả. Tuy nhiên, bạn cũng cần nắm rõ các quy định về việc tăng hoặc giảm lãi suất tạo sự thuận lợi cho việc dự báo lãi suất.
2. Những yếu tố cơ bản quyết định lãi suất cổ phiếu
Thông thường khi ban hành mức lãi suất mới trên thị trường trong nước, chúng sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như:
- Việc cung ứng quỹ từ những người có nhu cầu tiết kiệm, đa phần là hộ gia đình.
- Nhóm người sử dụng quỹ để tài trợ vào các khoản như: máy móc, trang thiết bị, hàng lưu kho.
- Cung-cầu về quỹ ròng của Chính phủ các nước sau khi đã điều chỉnh theo động thái từ ngân hàng trung ương và tình trạng lạm phát.
Để có thể đánh giá được tình hình kinh doanh công ty trong thời gian tới, bạn cần dự đoán lãi suất và đánh giá những rủi ro tiềm ẩn nội bộ, từ đó sẽ đo lường được giá trị cổ phiếu thực tại.
Xem thêm:
- Giao dịch ký quỹ – Margin là gì? Khi nào nên sử dụng giao dịch ký quỹ.
II. Lãi suất cơ bản (EPS) trên cổ phiếu
1. Định nghĩa lãi suất cơ bản trên cổ phiếu
Lãi suất cơ bản (tên tiếng anh là Earning Per Share) viết tắt là EPS là lợi nhuận mà các công ty ấn định để phân bố lợi nhuận cho các cổ phần đang được giao dịch trên thị trường chứng khoán. Điều này đồng nghĩa với việc, nhìn vào chỉ số EPS, bạn có thể biết được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đây cũng là thước đo ước lượng khả năng tạo ra lợi nhuận của công ty.
2. Các cách tính EPS theo thông tư 200
Lãi suất cơ bản của một công ty sẽ được tính bằng thương số giữa thu nhập ròng của một kỳ báo cáo của công ty và số lượng cổ phiếu đang lưu thông trên thị trường. Để hiểu rõ hơn về cách tính lãi suất cơ bản theo thông tư 200, bạn có thể tham khảo các công thức dưới đây.
- Công thức 1: (Tổng lợi nhuận/lỗ cổ đông phổ thông)/(bình quân gia quyền cổ phiếu lưu thông trên sàn).
- Công thức 2: (Tổng lợi nhuận/lỗ – cổ tức ưu đãi)/(cổ phiếu phổ thông đang có trên thị trường).
III. Vai trò của EPS
EPS là một trong những số biến số quan trọng trong việc ước lượng giá trị cổ phiếu của một doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chỉ số này còn góp phần trong việc tính tỷ lệ thu nhập P/E. Để biết được vai trò của lãi suất cơ bản đối với doanh nghiệp, nhà đầu tư, bạn có thể tham khảo những thông tin sau.
1. Đối với doanh nghiệp
Đối với nội bộ doanh nghiệp, chỉ số EPS nói lên mức giá trị mà mỗi cổ phần của công ty tạo ra. Đồng thời, nó cũng thể hiện tiền vốn cần thiết để công ty tạo ra lợi nhuận. Trong trường hợp, cả hai công ty đều có chung một chỉ số EPS, thì bên nào phát hàng càng ít cổ phiếu thì hoạt động càng hiệu quả.
2. Đối với nhà đầu tư
Như đã phân tích ở trên, chỉ số EPS là chỉ số giúp nhà đầu tư có thể đánh giá được hiệu quả kinh doanh và tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Bên cạnh đây còn là thành phần chính dùng để tính chỉ số thu nhập P/E.
- Trường hợp 1 (EPS dương): Công ty đó hoạt động hiệu quả và có giá trị cổ phiếu cao, có xu hướng tăng giá trên sàn.
- Trường hợp 2 (EPS âm): Doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, tỷ lệ chi trả cổ tức thấp, dẫn đến cổ phiếu có xu hướng giảm giá trong tương lai.
Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý mặc dù chỉ số EPS rất quan trọng nhưng chúng không dùng để chia cổ tức mà có xu hướng giữ lại để tái đầu tư. Chính vì vấn đề này, mà rất nhiều doanh nghiệp đã đưa ra các thuật toán sai lệch về EPS. Do đó bạn cần tìm hiểu về cách tính EPS của doanh nghiệp, để tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra.
IV. Những chỉ số ảnh hưởng đến giá trị cổ phiếu
Ngoài chỉ số EPS, khi tham gia vào thị trường chứng khoán, bạn cần theo dõi thêm các chỉ số khác để có thể dự đoán chính xác về xu hướng sẽ xảy ra trong tương lai. Bạn có thể tìm hiểu một vài chỉ số nổi bật như:
- Cash Ratio: là tỷ số thanh toán bằng tiền mặt của công ty.
- Current Ratio: là tỷ số thanh toán hiện hành.
- ROA (Return on total assets): là thương số sinh lời và tài sản.
- ROS (Return on sales): là thương số giữa lợi nhuận và doanh thu.
- ROE (Return on common equity): là tỷ số lợi nhuận ròng và vốn chủ sở hữu.
- P/E: là tỷ lệ giá và thu nhập.
Bên cạnh những chỉ số nói trên, để có thể là nhà đầu tư nhạy bén trên thị trường chứng khoán, bạn cần tham khảo thêm các báo cáo tài chính và phân tích từ doanh nghiệp, để biết được tình hình tài chính công ty. Saigon Futures hy vọng những thông tin cung cấp trên sẽ là tiền đề cơ bản giúp bạn có thể dự đoán xu hướng lãi suất diễn ra trên thị trường tài chính, nhằm gia tăng cơ hội tìm kiếm lợi nhuận.
Xem thêm:
- Giao dịch hàng hóa phái sinh? Ưu nhược điểm của thị trường đầu tư hàng hóa?
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN GIAO DỊCH PHÁI SINH HÀNG HÓA MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Công Ty Cổ Phần Saigon Futures
- MST: 0315173341.
- Hotline: 028.6686.0068
- Email: cskh@saigonfutures.com
- Fanpage: Saigon Futures Inc.
- Youtube: Saigon Futures.
- LinkedIn: Saigon Futures_Commodity Trading Firm.
- Trụ sở chính: 506 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 4, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
- VPGD Hà Nội: Tầng 9, Tháp A, tòa nhà Sky City Tower, 88 Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội.
- VPGD Sài Gòn: Tầng 1 tòa nhà Master Building, 41-43 Trần Cao Vân, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.