
Biểu đồ nến là gì?
Nội dung chính
Trong đầu tư chứng khoán, hàng hóa phái sinh…biểu đồ nến được xem là một công cụ hữu ích giúp các nhà nhà đầu tư dự đoán xu hướng tăng/giảm trên thị trường, từ đó mà đưa ra các quyết định mua/bán. Nhưng để áp dụng biểu đồ nến một cách chính xác và hiệu quả, SaigonFutures mời các NĐT tham khảo qua bài viết sau.
I. Biểu đồ nến là gì ?
Mô hình nến hay còn gọi là biểu đồ hình nến Nhật (Candlestick Chart) được phát minh vào thế kỷ thứ 18 bởi một thương nhân người Nhật. Ban đầu vị thương nhân này chỉ dùng biểu đồ nến để ghi chép diễn biến của giá gạo. Tuy nhiên, mãi cho đến sau này biểu đồ nến lại trở thành công cụ để phân tích kỹ thuật dùng để theo dõi xu hướng biến động giá cả trên thị trường chứng khoán dựa trên mô hình giá trong quá khứ.
II. Cấu tạo của mô hình nến
Thông thường một biểu đồ nến sẽ được cấu tạo bởi rất nhiều các cây nến khác nhau, mỗi cây nến đều có đủ hai phần là thân nến và bóng nến
Thân nến: được tô màu để thể hiện mức giá đóng cửa và mở cửa
Bóng nến: là 2 que nhỏ nằm ở trên và dưới của nến, diễn tả mức giá cao nhất và thấp nhất trong một khoảng thời gian xác định
Người ta dùng 2 màu cơ bản xanh và đỏ hoặc trắng, đen để thể hiện sự biến động về giá của biểu đồ nến.
Nếu nến được tô màu đỏ hoặc đen chứng tỏ đây là nến giảm. Mà nến giảm thì có giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa.
Ngược lại, nếu nến được tô màu xanh hoặc trắng, nghĩa là nến tăng, có đặc điểm giá đóng cửa cao hơn so với giá đóng cửa.
Nếu xem xét trên một biểu đồ hình nến, các NĐT thấy thân nến màu xanh ngày càng trở nên dài hơn cho thấy được lực mua đang mạnh và giá sẽ có xu hướng tăng theo thời gian. Tuy nhiên, nếu nến màu đỏ dài, chứng tỏ lực bán đang diễn ra rất mạnh và giá có thể sẽ suy giảm. Nhưng để có cái nhìn bao quát về thị trường, nhà đầu tư cần xem xét các mô hình nến với bối cảnh lớn, chứ không nên chỉ quan sát từng nến riêng lẻ.
Xem thêm các bài viết khác:
- Mô hình vai đầu vai
- Hướng dẫn cách giao dịch hàng hóa qua phần mềm CQG cơ bản
- Đầu tư hàng hóa phái sinh
III. Các biểu đồ hình nến cơ bản
Có thể nói mô hình nến được hình thành dựa trên sự biến động lên, xuống của giá. Đôi khi những sự biến động này là sự ngẫu nhiên, khó có thể dự đoán, nhưng cũng có lúc chúng hình thành theo những mô hình mẫu để các nhà đầu tư dễ dàng nhận biết và phân tích. Sau đây là một số mô hình nến mẫu mà các NĐT thường gặp:
Mô hình nến Bullish Engulfing (nhấn chìm tăng)
Đây thường được gọi là mô hình nến nhấn chìm tăng, thể hiện thị trường có nhiều người mua hơn người bán. Nếu phân tích về mặt kỹ thuật NĐT sẽ nhận thấy, mô hình nhấn chìm tăng sẽ bao gồm 1 cụm nến có 2 nến là 1 nến màu đỏ ngắn và kế tiếp là một nến màu xanh dài che phủ toàn bộ nến đỏ. Như đã nói ở trên, nến màu xanh càng dài nghĩa là giá đang có xu hướng tăng và ngày càng có nhiều người mua vào, thể hiện trạng thái tích cực.
Mô hình nến Bearish Engulfing (nhấn chìm giảm)
Mô hình nhấn chìm giảm xuất hiện trên biểu đồ khi ngày càng có nhiều người bán hơn người mua. Mô hình bao gồm 2 nến: 1 nến màu xanh ngắn và theo sau 1 nến màu đỏ dài bao phủ cả nến màu xanh. Bearish Engulfing thể hiện số người bán đang áp đảo trên thị trường và điều này khiến cho giá có xu hướng giảm.
Mô hình nến Evening Star (sao Hôm)
Người ta thường gọi đây là mô hình sao Hôm, thể hiện sự đảo chiều về giá mạnh mẽ trên thị trường. Mô hình bao gồm 3 nến thay vì chỉ 2 nến như 2 mô hình trước: 1 nến có màu xanh thể hiện cho sự tăng về giá, 1 nến nhỏ có màu đỏ hoặc xanh lá và một nến giảm dài. Điều này chứng tỏ, giá đã lên cao đột đỉnh và bắt đầu chững lại đảo chiều sang trạng trái giảm và lúc này người bán chiếm ưu thế
Mô hình nến Bullish Harami
Ngược lại với mô hình nến Bearish Harami, Bullish Harami thể hiện thị trường đang có xu hướng đi xuống. Mô hình nến bao gồm: một nến giảm lớn và 1 nến tăng nhỏ nằm gọn trong thân nến trước. Tín hiệu này cho những nhà đầu tư biết xu hướng đang tạm dừng và chững lại sau một thời gian.
Mô hình nến Bearish Harami
Mô hình chứng tỏ thị trường đang có xu hướng tăng giá, hình thành bởi 2 nến: nến thứ nhất là nến tăng lớn, nếu thứ hai là nến giảm nhỏ nằm gọn hoàn toàn bên trong thân nến thứ nhất. Đây cũng được xem là mô hình nến đảo chiều, nhưng không đưa ra quá nhiều tín hiệu mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư. Khi gặp mô hình này, NĐT thường rơi vào trạng thái do dự, bởi nếu giá tiếp tục tăng cao hơn thì xu hướng tăng có thể tiếp tục, nhưng nếu sau đó là một cây nến giảm thì giá sẽ có một đợt trượt dài tiếp theo.
Mô hình nến Bullish Harami Cross
Tương tự như Bullish Harami, Bullish Harami Cross là mô hình nến xuất hiện khi thị trường đang có xu hướng giảm. Mô hình gồm có: 1 nến giảm theo sau đó là một nến Doji (mô hình nến đơn có giá đóng cửa và mở cửa bằng hoặc gần như là bằng nhau) nằm gọn trong phần nền thứ 1.
Mô hình nến Bearish Harami Cross
Nếu gặp mô hình nến Bearish Harami Cross trên biểu đồ, chứng tỏ NĐT đang gặp phải một tín hiệu đáng mừng, vì lúc này giá cả thị trường đang có xu hướng tăng. Trong mô hình sẽ xuất hiện một nến tăng theo sau đó là một nến Doji nằm trong phần thân nên trước.
Mô hình nến Bullish Rising Three (tăng giá 3 bước)
Mô hình tăng giá 3 bước là mô hình được rất nhiều các chuyên gia phân tích kỹ thuật quan tâm, vì chúng thường rất khó xác định và dự đoán xu hướng. Theo đó, mô hình sẽ bao gồm 5 nến: nến đầu tiên là nến tăng mạnh, sau đó lần lượt đến nên thứ 2,3,4 sẽ là các nến nhỏ nằm gọn trong phần thân nến trước, nến cuối cùng là một nến tăng mạnh.
Mặc dù chúng ta nhận thấy rằng, mức giá đang giảm trong ba ngày liên tiếp nhưng mức giảm này là hoàn toàn có thể chấp nhận được, nhưng mức giá thấp hơn lại không xuất hiện mà thay vào đó là mức tăng giá lớn vào nến thứ năm. Dựa vào đó, các nhà đầu tư sẽ chờ giá tăng tiếp tục và bán ra khi giá đã lên đỉnh.
Mô hình nến Bearish Falling Three (giảm giá 3 bước)
Giống như mô hình Bullish Rising Three, nhưng chỉ khác nhau ở điểm, 5 nến cấu thành nên mô hình sẽ có sự thay đổi về màu sắc: nến đầu sẽ có màu đỏ, nến 2,3,4 sẽ có màu xanh và nến cuối cùng là màu đỏ. Mô hình cho thấy người bán đang áp đảo trên thị trường và giá đang có xu hướng giảm.
IV. Kết luận
Mỗi biểu đồ nến sẽ thể hiện rất nhiều các cung bật “cảm xúc” khác nhau về sự đối đầu tăng/giảm trên thị trường. Để có thể áp dụng mô hình nến dự đoán sự biến động về giá cả trên thị trường, NĐT cần có nhiều kiến thức chuyên môn phân tích kỹ thuật về giá, vì những mô hình nến thường có xu hướng lặp lại nhưng thị trường sẽ đánh đố các nhà đầu tư bằng nhiều “chiêu trò” khác nhau.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN GIAO DỊCH PHÁI SINH HÀNG HÓA MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA
Saigon Futures thuộc Top 3 Thành viên kinh doanh dẫn đầu đầu thị phần giao dịch hàng hóa phái sinh tại Việt Nam. Chúng tôi cam kết sẽ đáp ứng cho khách hàng :
- Hệ thống giao dịch thuận tiện, an toàn, nhanh chóng, chính xác, công bằng và minh bạch.
- Sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao nhất.
- Vượt trội cả về nhân lực lẫn công nghệ.
CÔNG TY CỔ PHẦN SAIGON FUTURES
- Hotline: 0286 686 0068
- Email: cskh@saigonfutures.com
- Website: www.saigonfutures.com
- Fanpage: Saigon Futures Inc.
- Youtube: Saigon Futures
- LinkedIn: Saigon Futures_Commodity Trading Firm
Click vào hình bên dưới để tìm kiếm lợi nhuận đầu tư tại Saigon Futures