
Báo cáo cập nhật HĐTL Đường Tháng 01/2021
Nội dung chính
Tổng quan về Hợp đồng tương lai Đường
Ngắn hạn: Thái Lan đang “bế quan toả cảng” để kiểm soát dịch Covid-19 đang chuyển biến khó lường trong nước. Nguồn cung còn thiếu ổn định. Tình trạng thiếu container vận chuyển vẫn đang nan giải.
Dài hạn: Nguồn cùng cầu dần được cân bằng, Ấn Độ đang đẩy mạnh xuất khẩu để giảm mạnh số lượng tồn kho trong nước. Từ đó giá đường sẽ dần bình ổn, thậm chí có thể sẽ giảm mạnh.
Điểm nhấn chính
Trong báo cáo này, tình hình xuất nhập khẩu của các nước đầu ngành sẽ được đề cập. Đồng thời, tính mùa vụ cũng sẽ được phân tích. Đặc biệt, nguồn cung hiện tại đang thiếu đến 3.5 triệu tấn so với nhu cầu. Lý do then chốt đến từ sự chậm trễ của các chuyến vận tải biển cũng như thiếu container vận chuyển cho mặt hàng này, khiến giá đường hiện tại đang bị đẩy lên cao nhất trong 3.5 năm qua. Do đó, giá đường trong ngắn hạn sẽ tiếp tục ở mức cao, tuy nhiên về hướng dài hạn, nguồn cung sẽ dần áp đảo hơn so với nhu cầu do chính phủ Ấn Độ đã thông qua các sắc lệnh hỗ trợ xuất khẩu mía đường. Từ đó, giá đường sẽ có khuynh hướng giảm mạnh trong tương lai không xa.
Tính mùa vụ
Đối với đường, những quốc gia như Brazil, Ấn Độ, Thái Lan và khu vực EU sẽ là các nhân tố chính ảnh hưởng đến giá đường với lý do những khu vực trên thuộc các khu vực xuất khẩu cũng như có sản lượng đường lớn nhất thế giới. Đặc biệt là Brazil, quốc gia này chiếm đến 49% xuất khẩu đường thế giới. Mặt khác, Trung Quốc cũng có sản lượng rất lớn, tuy nhiên, đường chủ yếu được cung cấp nội địa nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước.
Diện tích trồng mía ở Brazil giảm trong giai đoạn 2020/21 xuống mức thấp nhất kể từ năm 2016 khi nông dân tăng diện tích trồng ngô và đậu tương trong bối cảnh giá nông sản tăng cao. Diện tích trồng mía được dự báo đạt 9.75 triệu ha, ít hơn 2.9% so với niên vụ 2019/20.
Hơn nữa, Chính phủ Ấn Độ cho biết, dự kiến niên vụ 2021/22 sẽ đánh dấu năm thứ 5 liên tiếp nước này có lượng đường thặng dư khi diện tích gieo trồng tăng. Việc nông dân tăng diện tích gieo trồng là do mưa dồi dào đã cung cấp đầy đủ độ ẩm cho đất và các chính sách trợ cấp xuất khẩu của Chính phủ nước này. Sản lượng đường lớn đồng nghĩa với việc tồn kho tăng, có thể buộc Chính phủ đưa ra các gói trợ cấp mới để ổn định mức thặng dư.
Thông thường, vào giai đoạn từ tháng 9 đến tháng 12 trong năm, giá đường sẽ tăng cao do vào lúc này, cây mía đang trong quá trình được thu hoạch, nguồn cung ra thị trường là không lớn. Vào giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 6 sẽ là lúc mà giá đường ở mức thấp do đây là khoảng thời gian mà các quốc gia có sản lượng cũng như xuất khẩu đường lớn nhất thể giới đồng loạt xuất hàng, khiến cho nguồn cung dồi dào. Tuy nhiên, vào nửa đầu tháng 1 năm 2021, giá đường có xu hướng biến động khó lường, biên độ dao động giá của mặt hàng này là rất lớn, khác với đường trung bình của giai đoạn 5 năm, 10 năm và 15 năm. Cụ thể, giá đường trong riêng tháng 1/2021, dao động từ 15.45 cents đến 16.72 cents cho mỗi pound đường, biên độ giao động lên đến 8%.
Vào 16 tháng 12, 2020, Uỷ ban nội các Kinh tế (CCEA) đã thông qua trợ cấp xuất khẩu đường niên vụ 2020/21, tổng trị giá lên đến 475.8 triệu đô la Mỹ để xuất khẩu 6 triệu tấn theo chương trình Hạn ngạch xuất khẩu tối đa cho phép (MAEQ) tạo điều kiện cho xuất khẩu đường và trợ cấp cho bất kỳ chi phí sản xuất bổ sung nào liên quan. Việc thông qua trợ cấp này nhằm giảm sức ép cho tồn kho nội địa Ấn Độ nhưng khả năng cao sẽ đẩy giá đường thế giới đi xuống.
Tương quan cung cầu đường toàn cầu
Sản lượng
Nhìn chung, sản lượng đường trên thế giới vẫn giữ ở mức ổn định, sản lượng toàn cầu cho niên vụ 2020/21 ước tính tăng 16 triệu tấn thô lên 182 triệu. Điều đặc biệt xảy ra vào tháng 11 niên vụ 2020/21, sản lượng toàn cầu đạt mức 181.9 triệu tấn tăng từ 165.5 triệu tấn, tương đương với 9.9% so với niên vụ 2019/20. Đây cũng là mức sản lượng cao nhất kể từ niên vụ 2017/18.
Brazil
Sản lượng của Brazil được dự báo sẽ phục hồi 12.1 triệu tấn lên 42.1 triệu tấn do lợi nhuận của đường cao hơn so với ethanol và thời tiết thuận lợi nói chung. Khoảng 48% sản lượng mía nghiền sẽ được chế biến thành đường và 52% sản lượng mía nghiền sẽ được dùng để sản xuất ethanol, so với tỉ lệ của niên vụ trước lần lượt là 35% và 65% do đại dịch Covid-19 và giãn cách xã hội đã một phần làm giảm nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu. Trong khi mức tiêu thụ dự kiến sẽ giảm, các kho dự trữ và xuất khẩu được dự báo sẽ tăng.
Brazil tiếp tục chiếm tỉ trọng cao nhất về sản lượng với 42.06 triệu tấn, tăng kỷ lục 40.6% so với niên vụ 2019/20, chiếm 49% sản lượng đường thế giới. Xếp sau là Ấn Độ với 33.76 triệu tấn, tăng 16.8% so với niên vụ 2019/20, chiếm 19% sản lượng đường của thế giới. Đứng thứ 3 là khu vực EU với 16.05 triệu tấn, giảm 5.6% sản lượng và sản lượng khu vực này so với thế giới là 9%. Ghi nhận tại ngày 10 tháng 12, các nhà máy tại khu vực Trung Nam Brazil đã sản xuất 427,000 tấn đường trong nửa cuối tháng 11, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, con số này là thấp hơn 60% so với hai tuần trước đó khi bắt đầu xuất hiện gió mùa. Bên đó, sản lượng mía nghiền đạt 8.73 triệu tấn vào cuối tháng 11 (theo Tập đoạn Công nghiệp Unica), giảm 19% so với cùng kỳ năm trước.
Đối thủ cạnh tranh quốc tế lớn nhất của Brazil về đường là Thái Lan đang hướng tới một vụ mùa “thất bát” nữa với dự báo sản lượng thấp nhất trong 10 năm nay, do thời tiết hạn hán kéo dài. Sản lượng của Brazil và giá cả biến động toàn cầu có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu đường của Ấn Độ, trong đó Brazil dự kiến sẽ chiếm ¾ mức tăng. Tiêu thụ dự kiến sẽ tăng do tăng trưởng trong các thị trường như Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia và Iran và ước tính sẽ có lượng tồn kho ít hơn dù cho sản lượng tăng trở lại. Xuất khẩu dự kiến sẽ tăng mạnh hơn so với nguồn cung tăng (đạt kỷ lục ở Brazil).
Ấn Độ
Download Báo cáo cập nhật Hợp đồng tương lai Đường – Tháng 01/2021
File download:
Xem thêm các bài viết/báo cáo liên quan:
- Báo cáo WASDE – Cung cầu sản lượng mùa vụ thế giới tháng 01/2021
- Báo cáo cập nhật T01/2021 – Hợp đồng tương lai Ngô
- Báo cáo cập nhật T12 – Hợp đồng tương lai Ngô
- Báo cáo cập nhật T12 – Hợp đồng tương lai Đậu tương
- Báo cáo cập nhật T12 – Hợp đồng tương lai Lúa mì
—————
CÔNG TY CỔ PHẦN SAIGON FUTURES
- Hotline: 0286 686 0068
- Email: dvkh@saigonfutures.com
- Fanpage: Saigon Futures Inc.
- Youtube: Saigon Futures
- LinkedIn: Saigon Futures_Commodity Trading Firm
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Công Ty Cổ Phần Saigon Futures
- MST: 0315173341
- Hotline: 028.6686.0068
- Email: cskh@saigonfutures.com
- Fanpage: Saigon Futures Inc.
- Youtube: Saigon Futures
- LinkedIn: Saigon Futures_Commodity Trading Firm
- Trụ sở chính: 506 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 4, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
- VPGD Hà Nội: Tầng 9, Tháp A, tòa nhà Sky City Tower, 88 Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội
- VPGD Sài Gòn: Tầng 1 tòa nhà Master Building, 41-43 Trần Cao Vân, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh