
BÁO CÁO CUNG CẦU SẢN LƯỢNG MÙA VỤ THẾ GIỚI THÁNG 12
Nội dung chính
ĐIỂM NHẤN CHÍNH
Tối ngày 11/12, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã công bố Báo cáo Cung cầu sản lượng mùa vụ tháng 12 (WASDE 12).
Trước khi báo cáo được công bố chính thức, các hãng phân tích lớn trên thị trường đều đưa ra dự đoán rằng tồn kho nông sản bao gồm ngô và đậu tương thế giới sẽ được điều chỉnh giảm. Trong khi đó, tồn kho lúa mì sẽ được điều chỉnh tăng. Điều này khiến cho giá đậu tương và ngô lần lượt bật tăng, giá lúa mì cũng theo quán tính của ngô và đậu tương.
Tuy nhiên, đến thời điểm các số liệu được công bố chính thức từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), thị trường chứng khiến các đợt bán liên tục khiến cho giá HĐTL đậu tương, ngô cũng như lúa mì giảm điểm. Đây được xem là động thái chốt lời mạnh của các bên tham gia thị trường, bao gồm các quỹ Quản lý tiền tệ (Managed Money), vốn đang giữ trạng thái lớn trên thị trường.
Lúa mì
Nguồn cung lúa mì toàn cầu ổn định với sản lượng cao ở mức kỷ lục, trong khi đó tồn kho được điều chỉnh giảm nhẹ. Tiêu thụ lúa mì toàn cầu gia tăng, đặc biệt dùng trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi. Tại Mỹ, vụ mùa lúa mì duy trì trạng thái ổn định với các số liệu về sản lượng cũng như là năng suất. Mặc dù vậy, tồn kho cuối vụ Mỹ cho tín hiệu kém lạc quan hơn khi được điều chỉnh giảm so với báo cáo tháng trước.
Ngô
Sản lượng ngô toàn cầu trong niên vụ 2020/21 giảm nhẹ, tiêu thụ ngô tiếp tục gia tăng và tồn kho cho thấy dấu hiệu thắt chặt. Tại Mỹ, vụ mùa ngô trong tình trạng ổn định, các số liệu về sản lượng và tiêu thụ ngô không thay đổi so với ước tính vào tháng trước. Tồn kho cuối kỳ vụ ngô Mỹ không có sự thay đổi.
Đậu Tương
Sản lượng đậu tương toàn cầu niên vụ 2020/21 được điều chỉnh giảm nhẹ. Mặt khác, tồn kho cuối kỳ vụ thế giới đang có dấu hiệu thắt chặt. Tuy nhiên, tiêu thụ đậu tương toàn cầu được điều chỉnh tăng (bao gồm cả đậu tương nghiền). Tại Mỹ, vụ mùa đậu tương không thay đổi về mặt sản lượng, tiêu thụ đậu tương được điều chỉnh tăng. Tồn kho cuối kỳ ngô Mỹ được điều chỉnh giảm, cho thấy dấu hiệu co hẹp lại.
TRIỂN VỌNG LÚA MÌ NIÊN VỤ 2020/21
Triển vọng lúa mì Mỹ
Nguồn cung co hẹp hơn, tiêu thụ nội địa không thay đổi, xuất khẩu gia tăng và tồn kho cuối kỳ giảm. Nguồn cung lúa mì co hẹp lại do việc nhập khẩu ít hơn ở mức 120 triệu giạ (giảm 5 triệu giạ so với ước tính tháng trước) và chậm hơn so với tiến độ được kỳ vọng. Xuất khẩu lúa mì Mỹ tăng 5 triệu giạ lên mức 985 triệu giạ. Doanh số bán cũng như vận chuyển lúa mì trắng gia tăng mạnh mẽ trong niên vụ năm nay ở một số quốc gia Đông Á, trong khi đó xuất khẩu lúa mì đỏ mùa đông đã chậm lại. Tồn kho cuối kỳ lúa mì giảm 15 triệu giạ xuống còn 862 triệu giạ (giảm 16% so với niên vụ trước).
Triển vọng lúa mì toàn cầu
Nguồn cung lớn hơn, tiêu thụ gia tăng, xuất khẩu được cải thiện và tồn kho giảm. Nguồn cung lúa mì tăng 1.2 triệu tấn lên mức 1,073.1 triệu tấn với sản lượng lúa mì đạt mức kỷ lục 773.7 triệu tấn. Nguồn cung lúa mì khổng lồ được đóng góp bởi sản lượng kỷ lục tại Úc, Canada và Nga. Sản lượng lúa mì tại Úc là 30 triệu tấn (tăng 1.5 triệu tấn), tại Canada là 35.2 triệu tấn (tăng 0.2) triệu tấn và cuối cùng là Nga ở mức 84 triệu tấn (tăng 0.5 triệu tấn).
Tiêu thụ lúa mì toàn cầu ở mức 757.8 triệu tấn (tăng 5.1 triệu tấn), chủ yếu được thúc đẩy bởi sự gia tăng trong việc dùng làm thức ăn chăn nuôi tại Trung Quốc, Úc và Châu Âu. Nhu cầu dùng làm thức ăn chăn nuôi tại Trung Quốc tăng lên mức cao nhất kể từ niên vụ 2012/13, ước đạt 24 triệu tấn. Việc gia tăng sử dụng thức ăn chăn nuôi từ lúa mì sẽ thúc đẩy giá lúa mì nội địa Trung Quốc tăng lên và thu hẹp khoảng cách một cách đáng kể so với giá ngô, với nguồn cung lúa mì lớn hơn từ niên vụ cũ nhờ vào các cuộc đấu giá ngũ cốc của chính phủ.
Dự kiến giao thương trong niên vụ 2020/21 của thế giới tăng 2.9 triệu tấn lên 193.7 triệu tấn. Mức nhập khẩu tăng mạnh đến từ Trung Quốc và Pakistan, mối quốc gia đều tăng 0.5 triệu tấn so với ước tính vào tháng trước. Tốc độ nhập khẩu của Trung Quốc đang tăng cao đáng kể từ năm trước và đạt mức 8.5 triệu tấn – mức cao kỷ lục từ niên vụ 1995/96. Pakistan tiếp tục tích cực nhập khẩu lúa mì để tăng dự trữ nhằm giảm bớt lo ngại lạm phát giá lương thực. Nhập khẩu của Pakistan đạt 2,5 triệu tấn, lớn nhất kể từ năm 2008/09.
Tồn kho cuối kỳ của thế giới ước tính giảm 3.9 triệu tấn xuống 316.5 triệu tấn nhưng vẫn ở mức cao kỷ lục với Trung Quốc và Ấn Độ, lần lượt là 51% và 10% tổng tồn kho thế giới.
TRIỂN VỌNG ĐẬU TƯƠNG NIÊN VỤ 2020/21
Triển vọng đậu tương Mỹ
Triển vọng đậu tương Mỹ niên vụ 2020/21 với sản lượng ước tính không đổi so với niên vụ trước ở mức 4,170 triệu giạ. Tiêu thụ đậu tương ước tính tăng 15 triệu giạ lên mức 4,534 triệu giạ. Trong khi đó, tồn kho đậu tương lại cho thấy tín hiệu co hẹp lại khi ước tính tồn kho cuối kỳ vụ đậu tương Mỹ giảm 15 triệu giạ xuống còn 175 triệu giạ.
Triển vọng đậu tương toàn cầu
Download Báo cáo chi tiết tại đây: Báo cáo Cung cầu sản lượng mùa vụ thế giới_T12
Xem thêm bài viết liên quan:
- Báo cáo Cung cầu sản lượng mùa vụ tháng 11/2020
- Báo cáo cập nhật hàng hóa – Hợp đồng tương lai lúa mì tháng 11/2020
- Báo cáo cập nhật hàng hóa – Hợp đồng tương lai ngô tháng 11/2020
- Báo cáo cập nhật hàng hóa – Hợp đồng tương lai đậu tương tháng 11/2020
- Báo cáo cập nhật hàng hóa – Hợp đồng tương lai dầu thô tháng 11/2020
—————
CÔNG TY CỔ PHẦN SAIGON FUTURES
- Trụ sở chính: 506 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 4, Quận 3, TP. HCM
- Văn phòng giao dịch: 41 – 43 Trần Cao Vân, Phường 6, Quận 3, TP. HCM
- Email: dvkh@saigonfutures.com
- Fanpage: https://www.facebook.com/saigonfutures2018
- Hotline: 0286 686 0068
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Công Ty Cổ Phần Saigon Futures
- MST: 0315173341.
- Hotline: 028.6686.0068
- Email: cskh@saigonfutures.com
- Fanpage: Saigon Futures Inc.
- Youtube: Saigon Futures.
- LinkedIn: Saigon Futures_Commodity Trading Firm.
- Trụ sở chính: 506 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 4, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
- VPGD Hà Nội: Tầng 9, Tháp A, tòa nhà Sky City Tower, 88 Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội.
- VPGD Sài Gòn: Tầng 1 tòa nhà Master Building, 41-43 Trần Cao Vân, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.