
Báo cáo cập nhật HĐTL Dầu thô Tháng 03/2021
Nội dung chính
Tổng quan về HĐTL Dầu thô
Ngắn hạn: Đà tăng của đồng USD cùng những gián đoạn trong việc triển khai vắc xin Covid-19 tại Châu Âu là những yếu tố cần theo dõi.
Dài hạn: Trong dài hạn, gói viện trợ kinh tế từ Mỹ cùng động thái giữ nguồn cung dầu thô ở mức ổn định đến từ nhóm OPEC+ sẽ là yếu tố hỗ trợ tăng cho giá dầu thô. Tuy nhiên, nếu quá trình triển khai vắc xin Covid-19 thuận lợi, triển vọng kinh tế hồi phục, quyết định hạn chế nguồn cung dầu thô của nhóm OPEC+ có thể được cân nhắc.
Mùa hẹ
Quyết định không tăng sản lượng dầu thô khai thác của nhóm các nước OPEC+ trong cuộc họp đầu tháng 3 đã khiến thị trường không khỏi bất ngờ. Nhờ vậy, giá dầu thô WTI được hỗ trợ tăng. Ngoài ra, sản lượng dầu đá phiến của Mỹ cũng chưa thực sự phục hồi sau thời điểm đợt lạnh diễn ra thất thường tại bang Texas vào giữa tháng 2. Nguồn cung dầu được giữ ở mức ổn định là yếu tố hỗ trợ tích cực đối với giá dầu thô, ít nhất đến cuộc họp của các nước OPEC+ vào đầu tháng 4/2021.
Tiến trình triển khai vắc xin Covid-19 đang được đẩy mạnh nhưng những tác dụng phụ từ vắc xin AstraZeneca cũng là một vấn đề đáng lo ngại trong công cuộc triển khai vắc xin của các nước Châu Âu. Các chương trình tiêm chủng vắc xin Covid-19 ở khu vực các nước Châu Âu vốn đã chậm hơn so với Mỹ và Vương quốc Anh. Thời gian tới, dự kiến tiến trình triển khai vắc xin Covid-19 cũng là yếu tố mà thị trường cần nên theo dõi.
Năm 2021 – Khởi sắc mới đối với dầu thô
Đại dịch Covid-19 bùng phát trong năm 2020 đã làm diễn biến giá dầu thô đi chệch hướng so với tính thời vụ hằng năm. Minh chứng điều này cho thấy diễn biến giá dầu thô bình quân 5 năm (bao gồm năm 2020) khác lạ so với diễn biến giá bình quân trong 10 năm và 15 năm.
Bước sang đầu năm 2021, mặc dù nền kinh tế các nước phải chịu đựng những “vết sẹo” do khủng hoảng đại dịch Covid-19 mang lại nhưng thị trường toàn cầu đang dần mở sang trang mới khi vắc xin Covid-19 được chế tạo thành công. Bên cạnh việc thực hiện các biện pháp hạn chế đi lại để đối phó dịch bệnh, các nước đang nhanh chóng đẩy mạnh tiến độ triển khai vắc xin Covid-19. Một số nền kinh tế đã phát đi những tín hiệu lạc quan sau giai đoạn dài đối phó với dịch bệnh.
Trải qua 3 tháng đầu năm 2021, thị trường dầu thô đã khởi sắc hơn khi giá dầu thô WTI đã có thời điểm tăng lên mức 68 USD/thùng – mức giá trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Tiến trình triển khai vắc xin Covid-19, gói viện trợ kinh tế Mỹ cùng những động thái giữ nguồn cung dầu thô ổn định của nhóm OPEC+ dự kiến sẽ tiếp tục hỗ trợ giá dầu thô trong thời gian tới.
Tương quan cung cầu dầu thô toàn cầu
Kể từ năm 2020, đại dịch Covid-19 bùng phát làm các hoạt động kinh tế bị gián đoạn, ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu tiêu thụ năng lượng. Minh chứng cho điều này có thể thấy thặng dư cung dầu thô trong năm 2020 đã tăng lên mức 2 triệu thùng/ngày. Dự kiến nhu cầu tiêu thụ năng lượng vẫn sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng trong thời gian tới nhưng có sự cải thiện hơn so với năm 2020 khi một số nền kinh tế phục hồi và tiến độ tiêm vắc xin đang được đẩy mạnh. Nhu cầu tiêu thụ dầu thô có dấu hiệu tăng nhẹ trong khi các nước OPEC+ tiếp tục thực hiện ổn định nguồn cung, nhờ vậy, mức thặng dư cung từ năm 2020 chuyển sang thiếu hụt nhẹ trong năm 2021.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ – EIA đã vừa đưa ra những kỳ vọng mới nhất về triển vọng dầu thô trong báo cáo tháng 3. Cụ thể, sản lượng dầu thô khai thác của nhóm các nước OPEC trong tháng 4 sắp tới hầu như không đổi so với sản lượng dầu thô khai thác trong tháng 3, đạt bình quân ở mức 25.3 triệu thùng/ngày nhờ quyết định không tăng sản lượng dầu khai thác của nhóm OPEC+ trong cuộc họp chính sách của Bộ trưởng Năng lượng các nước diễn ra vào đầu tháng 3. Quyết định không tăng sản lượng dầu khai thác của nhóm các nước OPEC+ trong tháng 4 đã hỗ trợ giá dầu thô trong ngắn hạn. EIA ước tính thị trường dầu thô sẽ trở nên cân bằng hơn và nguồn cung dầu thô bắt đầu dư thừa trong nửa cuối năm 2021.
Trong khi đó, EIA cũng đã nâng dự báo nhu cầu tiêu thụ dầu thô toàn cầu, từ mức 95.9 triệu thùng/ngày trong báo cáo tháng 2 lên mức 97.5 triệu thùng/ngày trong báo cáo mới nhất cập nhật vào tháng 3. Nhu cầu tiêu thụ dầu thô toàn cầu được điều chỉnh tăng khi chiến dịch tiêm vắc xin Covid-19 tại các nước đang được đẩy mạnh.
Có thể thấy nhu cầu tiêu thụ dầu thô của nhóm các nước Non – OECD bị ảnh hưởng nhiều hơn so với nhóm các nước OECD trong giai đoạn đại dịch. Tuy nhiên, theo triển vọng tích cực hơn khi dịch bệnh được kiểm soát, các nước thuộc nhóm Non – OECD lại đóng vai trò quan trọng hơn trong việc thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ dầu thô toàn cầu phục hồi.
Mặc dù nâng ước tính nhu cầu tiêu thụ dầu thô trong cả năm 2021 nhưng dự kiến nửa đầu năm 2021, nhu cầu tiêu thụ dầu thô chưa tăng mạnh do các đợt nhiễm Covid-19 mới tại Châu Âu đang bùng phát. Ngoài ra, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ chỉ mới phục hồi nhẹ. Trong khi đó, trong nửa cuối năm 2021, dự kiến nhu cầu tiêu thụ dầu sẽ tăng cao hơn trước triển vọng phục hồi kinh tế và tiến độ đẩy mạnh vắc xin Covid-19.
Download Báo cáo cập nhật Hợp đồng tương lai Dầu thô – Tháng 03/2021
File download: Báo cáo cập nhật HĐTL Dầu thô Tháng 03/2021
Xem thêm các bài viết/báo cáo liên quan:
- Báo cáo WASDE – Cung cầu sản lượng mùa vụ thế giới tháng 03/2021
- Báo cáo cập nhật T3 – Hợp đồng tương lai Ngô
- Báo cáo cập nhật T3 – Hợp đồng tương lai Đậu tương
- Báo cáo cập nhật T3 – Hợp đồng tương lai Lúa mì
—————
CÔNG TY CỔ PHẦN SAIGON FUTURES
- Hotline: 0286 686 0068
- Email: dvkh@saigonfutures.com
- Fanpage: Saigon Futures Inc.
- Youtube: Saigon Futures
- LinkedIn: Saigon Futures_Commodity Trading Firm
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Công Ty Cổ Phần Saigon Futures
- MST: 0315173341
- Hotline: 028.6686.0068
- Email: cskh@saigonfutures.com
- Fanpage: Saigon Futures Inc.
- Youtube: Saigon Futures
- LinkedIn: Saigon Futures_Commodity Trading Firm
- Trụ sở chính: 506 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 4, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
- VPGD Hà Nội: Tầng 9, Tháp A, tòa nhà Sky City Tower, 88 Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội
- VPGD Sài Gòn: Tầng 1 tòa nhà Master Building, 41-43 Trần Cao Vân, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh