
[Bản tin thị trường hàng hóa] Argentina sẽ công bố chính sách “Đô la đậu tương” mới vào thứ Tư
Nội dung chính
I. Diễn biến thị trường hàng hóa ngày 03/04/2023
Thị trường hàng hóa trong phiên ngày 03/04 đã chứng kiến mức tăng trên hầu hết các mặt hàng, khi dầu thô tăng mạnh nhất sau quyết định tự nguyện cắt sản lượng thêm hơn 1.5 triệu thùng/ngày của các thành viên khối OPEC+. Giá lúa mì tăng nhẹ trong hôm qua hỗ trợ bởi các tin tức về việc các nhà xuất khẩu nước ngoài rời khỏi thị trường Nga, trong khi giá đường tăng khi nguồn cung đường nội địa Ấn Độ đang thắt chặt do sản lượng giảm, đặc biệt là ở các bang sản xuất đường lớn như Maharashtra & Karnataka. Trong khi đó, giá ngô tiếp tục giảm nhẹ khi sản lượng tại Brazil dự kiến đạt mức kỉ lục, và xuất khẩu trong tháng 3 tiếp tục tăng mạnh vượt kì vọng và những năm trước.
II. Tin tức chung
1. Hàng chục nghìn quỹ đầu tư đã thất bại trong việc đưa ra các thay đổi về cách tiếp cận đầu tư sắp bị hạ điểm về môi trường, xã hội và quản trị (ESG). MSCI Inc., được coi là người gác cổng có ảnh hưởng nhất của phong trào ESG, cho biết đang đại tu cách đánh giá khoảng 31,000 giao dịch trao đổi và các quỹ khác, theo đó, chỉ 54 quỹ sẽ có xếp hạng ESG cao nhất, hoặc AAA, giảm từ 1,120. Hơn 400 quỹ ETF sử dụng giao dịch hoán đổi sẽ mất hoàn toàn điểm ESG khi MSCI xem xét lại cách đánh giá.
2. Washington đã chỉ trích quyết định hôm chủ nhật của tám nhà sản xuất OPEC+ về việc cắt giảm hơn 1.5 triệu thùng/ngày khỏi thị trường dầu thô toàn cầu, một phần của các quyết định độc lập không liên kết với chính sách rộng lớn hơn của OPEC+. Ngoài ra, việc cắt giảm tự nguyện có tổ chức gần như đồng nghĩa với việc “Hoa Kỳ đang đánh mất ảnh hưởng đối với các nhà sản xuất cốt lõi của OPEC như Saudi Arabia và UAE, những quốc gia có truyền thống là đồng minh của Hoa Kỳ,” theo Andy Critchlow, trưởng bộ phận tin tức EMEA tại S&P Global Platts.
3. Hoạt động của nhà máy toàn cầu suy yếu trong tháng 3 do chi phí sinh hoạt tăng, cho thấy triển vọng xấu là lực cản đối với quá trình phục hồi kinh tế và khiến các nhà hoạch định chính sách phải cảnh giác. Khảo sát của Viện Quản lý cung ứng (ISM) cho thấy hoạt động sản xuất của Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần 3 năm do các đơn đặt hàng mới tiếp tục giảm. PMI sản xuất Mỹ đã giảm xuống 46.3 vào tháng 3, từ mức 47.7 vào tháng 2, và so với dự báo 47.5. Đây là tháng thứ năm liên tiếp PMI duy trì dưới ngưỡng 50, cho thấy sự thu hẹp trong lĩnh vực sản xuất.
4. Liên minh cầm quyền của Đức có kế hoạch yêu cầu các khu vực tư nhân và công cộng cắt giảm 26.5% mức tiêu thụ năng lượng vào 2030 so với năm 2008. Lo ngại rằng nguồn cung cấp khí đốt của Nga ở mức thấp liên tục có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt, chính phủ Đức đã đưa ra các biện pháp tiết kiệm năng lượng vào năm ngoái. Trong tháng này, nội các Đức sẽ thông qua một đạo luật mới quy định mức tiết kiệm thậm chí còn lớn hơn bắt buộc đối với khu vực công và tư nhân.
III. Lịch sự kiện
IV. Nhóm nông sản
1. Lúa mì
Sự tức giận đang gia tăng trong giới nông dân ở Đông Âu. Họ nói rằng tình trạng thừa ngũ cốc từ Ukraine đe dọa hoạt động kinh doanh của họ và nó đang dần làm xói mòn thiện chí chính trị. Ba Lan và các quốc gia láng giềng khác đã đồng ý giúp đưa ngũ cốc ra khỏi Ukraine và đưa ra thị trường toàn cầu sau khi cuộc xâm lược của Nga đã chặn xuất khẩu vào năm ngoái. Việc tích trữ ngũ cốc đang trở thành một vấn đề chính trị khi các cuộc biểu tình tràn ra đường, Bloomberg đưa tin.
Xuất khẩu lúa mì Brazil đạt 646,628 tấn trong tháng 3, giảm so với 768,601 tấn cùng kì năm trước và tăng 39.972 tấn so với tuần trước. Xuất khẩu trung bình đạt 28,114 tấn/ngày, thấp hơn 19.5% so với 34,936 tấn tháng 3/2022 và thấp hơn 33,682 tấn của tuần trước.
Ấn Độ đã lên kế hoạch nới lỏng các tiêu chuẩn thu mua lúa mì từ nông dân trong bối cảnh mưa và mưa đá gây thiệt hại ngay trước khi thu hoạch ở các bang sản xuất chính ở miền trung và miền bắc. Nhà sản xuất lúa mì lớn thứ 2 thế giới có kế hoạch mua 34.15 triệu tấn lúa mì vụ mới để tăng cường dự trữ nhà nước sau khi lượng mua giảm 53% trong năm ngoái xuống còn 18.8 triệu tấn do mất mùa.
Đánh giá: Trung lập
2. Ngô
Trưởng đoàn đàm phán Nông nghiệp của Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Doug McKalip sẽ tới Brazil vào thứ Sáu để gặp gỡ các bên liên quan về nông nghiệp và môi trường. Ông sẽ thảo luận về chính sách nhiên liệu tái tạo và khả năng tiếp cận Brazil của ethanol Hoa Kỳ.
Khi vụ đậu tương của Brazil đạt đà tăng trưởng, các vấn đề về khả năng lưu trữ đã đạt đến mức cao bất thường ở bang Paraná, khiến các hợp tác xã phải tạm ngừng tiếp nhận ngô. Hợp tác xã Frisia của Brazil xác nhận tạm thời ngừng tiếp nhận ngô từ 29/3 đến 15/4 do thiếu nơi chứa. Hợp tác xã có sức chứa 600,000 tấn trên cả hai bang Paraná và Tocantins, đang chứa 110,000 tấn trong kho và dự đoán rằng 600,000 tấn khác sẽ đến do sản lượng dự tính cao.
Xuất khẩu ngô Brazil tăng 260,681 tấn trong tuần, và kết thúc vào tháng trước ở mức cao so với tổng xuất khẩu 14,278 tấn của tháng 3/2022, vượt qua ước tính 836,428 tấn của Anec trong tháng 3. Tốc độ xuất khẩu trung bình đạt 58,054 tấn, cao hơn nhiều so với 649 tấn của tháng 3/2022 nhưng thấp hơn mức 63,332 tấn tuần trước.
Đánh giá: Trung lập – tiêu cực
3. Đậu tương
Chính phủ Argentina dự kiến công bố chi tiết về tỷ giá hối đoái ưu đãi cho xuất khẩu nông sản vào thứ Hai. Chính sách này sẽ tương tự như kế hoạch “đồng đô la đậu tương” được sử dụng vào tháng 9 và tháng 12 năm ngoái, mặc dù tỷ giá hối đoái thực tế vẫn chưa được biết – và lần này dự kiến sẽ bao gồm các mặt hàng khác ngoài đậu tương. Tuy nhiên, các nguồn tin chính phủ và ngành công nghiệp nói với Reuters hôm thứ Hai, Argentina sẽ công bố chi tiết về nỗ lực mới nhằm thúc đẩy xuất khẩu đậu nành vào thứ Tư, muộn hơn hai ngày so với kế hoạch ban đầu.
Xuất khẩu đậu tương Brazil đạt 13.2 triệu tấn trong tháng 3, cao hơn 8.8% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng 3.3 triệu tấn so với tuần trước nhưng thấp hơn so với dự báo từ Anec (15.19 triệu tấn). Tốc độ xuất khẩu trung bình đạt 577,006 tấn/ngày, tăng 4.1% so với 554,131 tấn cùng kì năm ngoái và 554,816 tấn của tuần trước.
Agrural cho biết vụ thu hoạch đậu tương của Brazil đã hoàn thành 76% vào thứ Năm, với báo cáo thực địa xác nhận mất mùa ở Rio Grande do Sul và năng suất cao ở Matopiba. Tiến độ thu hoạch vẫn chậm hơn 5 điểm phần trăm so với năm trước, trong khi thu hoạch hầu như đã hoàn thành ở khu vực trung tâm phía tây và hiện đang tập trung ở phía nam và ở khu vực phía bắc/đông bắc Matopiba.
Đánh giá: Trung lập
4. Khô và dầu đậu tương
Xuất khẩu khô đậu tương Brazil đạt 1.9 triệu tấn trong tháng 3, tăng 592,491 tấn trong tuần và cao hơn 26% so với 1.5 triệu tấn cùng kì năm ngoái. Xuất khẩu trung bình đạt 86,190 tấn/ngày, cao hơn 25.3% so với 68,788 tấn từ tháng 3/2022 và cao hơn 77,216 tấn tuần trước. Anec dự báo xuất khẩu khô đậu tương tháng 3/2023 đạt 1.7 triệu tấn. Xuất khẩu dầu thực vật, chủ yếu là dầu đậu tương, đạt 247,620 tấn trong tháng 3, tăng 58,908 tấn so với tuần trước, và so với 198,202 tấn cùng kì năm trước. Xuất khẩu trung bình đạt 10,766 tấn, cao hơn 19.5% so với 9,009 tấn vào tháng 3/2022 và tăng so với mức 10,484 tấn tuần trước.
Đánh giá: Trung lập – tiêu cực
V. Nhóm năng lượng
1. Dầu thô
Giá dầu tăng mạnh vào thứ Hai sau khi Saudi Arabia và các nhà sản xuất khác của OPEC+ thông báo bất ngờ cắt giảm mục tiêu sản lượng của họ, một động thái gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán, mặc dù đồng đô la không giữ được mức tăng ban đầu. Dầu thô Brent kỳ hạn có vẻ sẽ đạt mức tăng phần trăm hàng ngày lớn nhất trong khoảng một năm, tăng 5.77% lên 84.52 USD/thùng khi có tin OPEC+ sẽ cắt giảm sản lượng khoảng 1.16 triệu thùng/ngày. Dầu thô của Mỹ tăng 6.22% lên 80.38 USD.
Động thái của các nhà sản xuất dầu lan rộng khắp thị trường chứng khoán. Các công ty dầu mỏ lớn BP (BP.L), Shell (SHEL.L), TotalEnergies (TTEF.PA) và Eni (ENI.MI) đều tăng hơn 4%, khiến chỉ số Dầu khí Châu Âu (.SXEP) tăng 3.9%. thiết lập cho mức tăng trong một ngày lớn nhất kể từ tháng 11.
Việc cắt giảm sản lượng dầu bất ngờ của OPEC+ có thể dẫn đến nhu cầu dầu của Mỹ ở châu Âu và châu Á cao hơn và có thể khuyến khích một số nhà sản xuất khác tăng sản lượng. Vào Chủ nhật, OPEC+ đã cam kết cắt giảm sản lượng bắt đầu từ tháng tới, với 1.16 triệu thùng mỗi ngày (bpd). Matt Hagerty, quản lý cấp cao của BTU Analytics, ước tính việc hạn chế của các nhà sản xuất Trung Đông sẽ khiến thị trường thiếu hụt trung bình 2.3 triệu thùng/ngày trong nửa cuối 2023. Trong khi Jorge Leon, phó chủ tịch cấp cao của nhà nghiên cứu thị trường Rystad Energy cho biết “Chúng tôi có thể thấy thêm 200,000 thùng/ngày vào cuối năm nay” từ các nhà sản xuất Mỹ.
Đánh giá: Trung lập – tích cực
2. Khí tự nhiên
Các nhà sản xuất khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Hoa Kỳ vào tháng trước đã lấy lại động lực khi nhà xuất khẩu Freeport LNG lớn thứ hai của nước này tăng sản lượng, đưa tổng lượng vận chuyển lên mức kỷ lục mọi thời đại, dữ liệu của Refinitiv Eikon cho thấy. Tổng cộng có 108 lô hàng đã rời cảng vào tháng trước mang theo 7.73 triệu tấn LNG, cao hơn mức kỷ lục trước đó là 7.67 triệu tấn một năm trước. Châu Âu lần nữa là điểm đến chính cho xuất khẩu LNG của Hoa Kỳ, tiếp nhận gần 71% tổng lượng hàng, trong khi Châu Á nhận được 1.32 triệu tấn, tương đương 17%. Sự phục hồi sản xuất cho phép các nhà xuất khẩu tăng cường xuất khẩu sang Mỹ Latinh và Caribê, nơi tháng trước đã nhận được 4.5% xuất khẩu, mức cao nhất kể từ tháng 9.
Đánh giá: Tiêu cực
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Công Ty Cổ Phần Saigon Futures
- MST: 0315173341.
- Hotline: 028.6686.0068
- Email: cskh@saigonfutures.com
- Fanpage: Saigon Futures Inc.
- Youtube: Saigon Futures.
- LinkedIn: Saigon Futures_Commodity Trading Firm.
- Trụ sở chính: 506 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 4, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
- VPGD Hà Nội: Tầng 9, Tháp A, tòa nhà Sky City Tower, 88 Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội.
- VPGD Sài Gòn: Tầng 1 tòa nhà Master Building, 41-43 Trần Cao Vân, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.